Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 11200
Toàn hệ thống 12615
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Năm qua, người nuôi tôm sú ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá cả tôm thương phẩm sụt giảm, bị cạnh tranh khá gay gắt ở thị trường xuất khẩu... Trước tình hình này, cùng với cả nước, làm thế nào để vụ nuôi tôm sú chính vụ năm 2009 đạt được kết quả tốt là vấn đề doanh nghiệp, người nuôi, nhà quản lý... ở ĐBSCL đã và đang trăn trở.

 

Thách thức trước vụ nuôi mới

Theo Cục Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2008, có gần cả trăm ngàn ha nuôi tôm sú ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng... bị thiệt hại, ước tổng giá trị hàng trăm tỉ đồng. Một trong những nguyên nhân chính là tình trạng buông lỏng quản lý khiến một số đàn tôm giống không qua kiểm dịch, phần lớn là tôm kém chất lượng, bị nhiễm bệnh, trong khi năng lực sản xuất tôm giống trong nước không đáp ứng được nhu cầu.

Toàn vùng ĐBSCL hiện có khoảng 1.200 trại sản xuất tôm sú giống, chỉ cung ứng được khoảng 8 tỉ con giống/năm, đáp ứng khoảng 40% số lượng tôm thả nuôi của toàn vùng. Do đó, phần lớn tôm sú giống được nhập từ các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Cung, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Sóc Trăng: Thường vào đầu vụ, nhu cầu con giống chưa cao nên những trại sản xuất giống tôm sú miền Trung thường tận dụng nguồn giống bố mẹ kém chất lượng, bị thoái hóa, khả năng sinh sản kém để sản xuất tôm giống, hoặc pha trộn nhiều lứa tôm khác nhau. Chính vì thế, tuy có giá rẻ nhưng chất lượng con giống kém và thiệt hại cho người nuôi là có thể dự báo trước được.

Ngoài vấn đề này, ông Cung còn cho biết thêm: Giá tôm nguyên liệu lúc đầu vụ thường cao hơn lúc chính vụ, con giống rẻ, nguồn nước ít bị ô nhiễm (do ít người nuôi), thu hoạch sớm có thời gian thả tiếp vụ 2 hoặc cấy lại vụ lúa nên vẫn còn không ít hộ thả giống không đúng theo lịch thời vụ. Việc làm này tuy có những thuận lợi vừa nêu, nhưng cũng có không ít thách thức như: các yếu tố về môi trường, thời tiết không thuận lợi, chất lượng con giống xấu, tôm chậm lớn...

Về thị trường xuất khẩu, ông Đỗ Ngọc Quý, Giám đốc Công ty TNHH Kim Anh (tỉnh Sóc Trăng), cho biết: “Năm 2008, thị trường xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, sức tiêu thụ đã giảm mạnh tại các thị trường truyền thống. Riêng mặt hàng tôm cỡ lớn giảm khoảng 70% tại các nhà hàng, siêu thị các nước. Mặt khác, do tình hình suy thoái kinh tế thế giới, nên người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng sản phẩm tôm thẻ chân trắng do có giá rẻ hơn. Trong khi đó, khi thu mua tôm nguyên liệu của người nuôi chúng tôi buộc phải mua tất cả các kích cỡ, hiện tại, lượng hàng tôm cỡ lớn còn tồn kho rất nhiều”.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, sự giảm sút của hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra sẽ khiến xuất khẩu thủy sản năm 2009 giảm khoảng 15 - 20% so với năm 2008. Mức sụt giảm này còn tùy thuộc vào mức độ hồi phục của kinh tế thế giới kết hợp với hiệu quả của những giải pháp kích thích xuất khẩu của Việt Nam. Riêng mặt hàng tôm, hiện chiếm khoảng 40% doanh số xuất khẩu thủy sản, đang phải cạnh tranh quyết liệt với sự giảm giá của tôm vanamei (sản phẩm tôm thẻ Nam Mỹ) trên thị trường, nên xuất khẩu có thể sẽ giảm ít nhất là 20%.

Hạn chế rủi ro

Ông Huỳnh Văn Út, một người nuôi tôm ở xã Nam Thái A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Đầu vụ tôm năm ngoái, người nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề. Vừa gầy dựng lại thì gặp giá cả không ổn định. Năm nay, phải tính toán cho kỹ chứ không thì nợ chồng chất... Tôi cũng mong ngành thủy sản tiếp tục hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, có lịch thời vụ tốt và dự báo được tình hình thời tiết, thị trường để người nuôi an tâm hơn”.

Vấn đề này, bà Nguyễn Ngọc Phượng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Ứng dụng quy trình nuôi GaqP (quy phạm thực hành nuôi tốt) vào vùng nuôi thủy sản là một bước thuận lợi cho việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu, là căn cứ khoa học trong quản lý. Quy trình này đang được thực hiện tại Kiên Giang, tập trung ở vùng nuôi công nghiệp, góp phần đảm bảo ổn định chất lượng, tránh những trường hợp có nhiễm tạp chất, dư lượng kháng sinh... trong sản phẩm”. Kiên Giang đang có kế hoạch hướng dẫn người dân nuôi tôm sú thu hoạch sớm, trọng lượng 50 con/kg, để giảm rủi ro do thời tiết và thị trường. Đồng thời, phổ biến lịch thời vụ đến các hộ nuôi. Đối với vùng U Minh Thượng và Tây sông Hậu, thả giống từ tháng 2 đến cuối tháng 3 và thu hoạch dứt điểm trong tháng 8-2009. Đối với vùng ven biển Hòn Đất-Hà Tiên, việc thả giống có thể trễ hơn 1 tháng và cũng thu hoạch dứt điểm trong tháng 8-2009.

Riêng tại tỉnh Sóc Trăng, ông Trần Đình Cung-Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản, cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi các yếu tố về thời tiết, môi trường để khuyến cáo lịch thời vụ phù hợp cho từng vùng, từng mô hình thả nuôi, nhưng phải qua Tết Nguyên đán mùa vụ 2009 mới bắt đầu”.

Hiện nay, giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL đang tăng trở lại, mức tăng 25.000-30.000 đồng/kg (tùy loại) so với năm 2008. Cụ thể: loại 30 con/kg có giá 110.000-120.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá từ 85.000-95.000 đồng/kg; loại 20 con/kg giá 150.000 đồng/kg. Theo nhận định của các chuyên gia ngành thủy sản, dù đang tăng cao nhưng giá tôm cũng có nhiều khả năng sụt giảm bất thường, nhất là khi nhiều thông tin dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục còn khó khăn trong năm 2009.

Ông Đỗ Ngọc Quý, Giám đốc Công ty TNHH Kim Anh - tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Hiện nay, thị trường đang quay lại với tôm sú, nhưng là tôm sú cỡ nhỏ. Vì thế, trong vụ nuôi 2009, người nuôi cần cân nhắc về đối tượng nuôi, kích cỡ, diện tích sao cho phù hợp với nhu cầu chế biến và thị trường xuất khẩu. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội chế biến thủy sản Cà Mau (Casep), Tổng Giám đốc Công ty Minh Phú, hiện nay, giá sản phẩm thủy sản xuất khẩu đều giảm, khó khăn từ nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu sẽ còn kéo dài. Vì thế, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ người nuôi tôm, cho họ tiếp tục vay vốn với lãi suất 0%, nhất là những hộ nuôi không còn khả năng tái đầu tư do thua lỗ trong năm 2008. Đồng thời, cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp; có chính sách hỗ trợ người nuôi tôm, doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nằm trong gói kích cầu 1 tỉ USD...

Nhân rộng mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm cộng đồng

Tại Bạc Liêu, Cà Mau, theo ngành hữu quan, phát triển nuôi tôm theo hình thức quảng canh góp phần làm giảm chi phí, tăng mức lợi nhuận khoảng 20%. Chính vì thế, nuôi tôm quảng canh sẽ được ngành nông nghiệp tiếp tục khuyến cáo người nuôi tôm áp dụng trong vụ nuôi 2009. Về việc phát triển mô hình nuôi tôm hiệu quả trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Thông Nhận, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: Mô hình nuôi tôm sinh thái ở Lâm ngư trường 184 (nay là Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển) thực hiện từ năm 2000, đến nay có gần 800 hộ tham gia với diện tích nuôi khoảng 4.000ha. Bước đầu, việc tổ chức nuôi tôm sinh thái theo yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn đã tiến hành khảo sát, lựa chọn địa bàn để đầu tư nuôi và bao tiêu sản phẩm đối với diện tích nuôi tôm theo mô hình sinh thái.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, năm 2008, chỉ có 38% số hộ nuôi tôm sú trong tỉnh có lãi, số còn lại hòa vốn và thua lỗ. Tuy nhiên, Câu lạc bộ Nuôi tôm cộng đồng ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang (CLB nuôi tôm cộng đồng) có đến 90% hộ nuôi tôm có lãi. Ông Trần Thanh Thuận, thành viên CLB nuôi tôm cộng đồng, cho biết: “Ở đây chuyển đổi qua nuôi tôm sú đã được 3 năm. Hai năm trước, việc nuôi tôm đạt hiệu quả rất thấp. Một trong những nguyên nhân là do xuống giống không đồng bộ, áp dụng khoa học kỹ thuật rất yếu kém. Năm 2008, được Trung tâm Khuyến ngư và Phòng NN&PTNT huyện tổ chức thành lập CLB nuôi tôm cộng đồng, nhờ được tư vấn kỹ thuật nên đa số các hộ đạt kết quả khá cao... Năm 2008, tôi thả nuôi 20.000 con giống trên diện tích 3.000m2, lãi hơn 40 triệu đồng”.

Ông Dương Văn Đởm-Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cầu Ngang, cho biết: “Mô hình CLB nuôi tôm cộng đồng được tiến hành với hình thức hợp tác, liên kết cùng có lợi giữa các hộ nuôi tôm có diện tích canh tác liền kề nhau. Các hộ tham gia mô hình nuôi tôm cộng đồng được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Phòng NN&PTNT huyện hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, qui trình nuôi, hướng dẫn chọn con giống sạch bệnh... Định kỳ hàng tuần, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân xử lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh và chăm sóc tôm nuôi”.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Cầu Ngang, trên địa bàn huyện đã thành lập được 7 CLB nuôi tôm cộng đồng. Mô hình sản xuất mới này mở ra hướng đi mới cho hàng chục ngàn hộ nuôi tôm sú ở địa phương. Đây là bài học hay đang thu hút sự quan tâm của nông dân và nhà quản lý chuyên ngành trong vùng.

Nguồn: CTO

 

Số lần xem trang : 15215
Nhập ngày : 04-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

  THANH LONG ĐI MỸ ĐỨT GÁNH GIỮA ĐƯỜNG (Báo KTNT - Số ra ngày 17/02/2009) (18-02-2009)

  GIẢI PHÁP CỨU LÚA BỊ NGỘ ĐỘC MẶN (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  "VUA" BA KÍCH DƯỚI CHÂN NÚI A DƯƠNG (Báo KTNT - Số ra ngà 16/2/2009) (18-02-2009)

  PHÚ YÊN VÀO VỤ TÔM HÙM: VỪA NUÔI, VỪA LO (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  KINH NGHIỆM TRỒNG CAM CANH (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  "CHA ĐẺ" CỦA NHỮNG GIỐNG LÚA MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 12/9/2009) (12-02-2009)

  CHỮA LỞ MỒM LONG MÓNG CHO GIA SÚC BẰNG THUỐC NAM (Báo KTNT - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  KỸ THUẬT NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM (Báo KTNT - Số ra ngày 9/2/2009) (12-02-2009)

  MÁY SẤY LÚA CHẠY LŨ "MADE IN ĐỒNG TÂM" (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (10-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007