Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1296
Toàn hệ thống 3113
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà có một HTX Thủy sản hoạt động rất hiệu quả, đó là HTX Thuỷ sản Khải Lương. HTX chuyên sản xuất kinh doanh hàng thuỷ sản, chủ yếu làm nghề lưới đăng và là một tập thể nuôi cá chẽm lồng biển có hiệu quả cao.

 

Năm 2008, được sự hỗ trợ kinh phí và giúp đỡ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà, HTX Thuỷ sản Khải Lương đã triển khai thực hiện mô hình nuôi cá chẽm lồng biển tại thôn Khải Lương.

Quá trình thực hiện mô hình

1. Cá chẽm giống: HTX đã mua từ Trại ương của Công ty TNHH Thịnh Hải. Kích cỡ giống dài 10 - 12 cm. Cá đồng kích cỡ, khoẻ mạnh, không dị tật.

- Mật độ thả: 20 con/m3. Số lượng cá thả: 6.000 con.

- Thời điểm thả: thả cá vào lúc sáng sớm để tránh gây sốc cho cá. Trước khi thả giống tiến hành thuần hoá dần để cá thích nghi với môi trường nuôi bằng biện pháp ngâm túi cá trong lồng nuôi 15 phút để cân bằng nhiệt độ nước (tránh chênh lệch quá 3oC), sau đó mở miệng túi thay từ từ nước vận chuyển trong túi bằng nước biển tại lồng nuôi. Thả từ từ cá chẽm giống ra lồng.

2. Quản lý chăm sóc:

- Cá giai đoạn mới thả thì dùng cá tạp tươi xay nhuyễn và lọc qua rây nhỏ, rải xung quanh lồng. Sau 2 tuần dùng cá tạp tươi băm nhỏ vừa cỡ miệng cá. Khi cá lớn khoảng 100g thì cho ăn bằng cá tạp tươi cắt thành miếng hoặc cá cơm tươi rửa sạch. Tiến hành cho cá ăn ngày 2 lần buổi sáng lúc 7 giờ và buổi chiều lúc 18 giờ. Trong 2 tháng đầu lượng thức ăn sử dụng hàng ngày bằng 10% trọng lượng cá nuôi, sau đó giảm lượng thức ăn hàng ngày xuống còn bằng 5% trọng lượng cá nuôi. Mỗi khi cho ăn dùng cây gỗ gõ để gây tiếng động khiến cá tập trung lại và bơi gần mặt nước lúc này mới rải thức ăn. Cho cá ăn từ từ để cá kịp đớp mồi. Thường xuyên theo dõi sức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời, tránh hiện tượng thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường.

3. Theo dõi các yếu tố môi trường:

Thường xuyên chà rửa vệ sinh lồng để loại bỏ những sinh vật bám làm giảm sự trao đổi nước và có thể gây sốc cho cá do oxy hoà tan thấp. Nếu phát hiện lồng bị rách thì tiến hành sửa chữa ngay hoặc thay mới. Hàng ngày lúc cho ăn phải quan sát hoạt động của cá, kiểm tra cảm quan bên ngoài cá nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ 10 ngày cân kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá. Sau thời gian nuôi 2 tháng, tiến hành san thưa giảm mật độ cá nuôi kết hợp phân cá theo kích cỡ để nuôi riêng tránh cá ăn lẫn nhau.

Thường xuyên kiểm tra cá và sử dụng thuốc PVD-Iodine để phòng trị bệnh cá. Không sử dụng thuốc và hoá chất trong danh mục cấm đặc biệt là Xanh Malachite và Dipterex để trị bệnh cá.

Kết quả thực hiện mô hình

1. Thu hoạch: Sau 8 tháng nuôi cá đạt trọng lượng bình quân 1,07 kg/con, tiến hành thu hoạch bằng hình thức kéo lưới lồng lên, dồn cá vào một góc lồng, dùng vợt lưới mềm không gút vớt cá, thu toàn bộ lồng.

2. Định mức kỹ thuật đạt được khi thu hoạch:

- Sản lượng thu: 4.910,2 kg. Số lượng con: 4.589 con.

- Tỉ lệ sống: 76,48%.

- Năng suất bình quân: 16,36 kg/m3.

- Hệ số thức ăn: 6,5.

3. Tính toán hiệu quả kinh tế:

Tổng chi phí

Thành tiền

Tổng thu

Thành tiền

Mua giống: 6.000 con x 4000đ/con

24.000.000đ

Tiền bán cá: 4.910 kg x 52.000đ/kg

255.320.000đ

Lượng thức ăn: 4.910,2 kg x 6,5 x 4.000đ/kg

127.665.000đ

 

 

Thuốc trị bệnh

2.000.000đ

 

 

Công lao động 02 người x 08 tháng x 600.000đ

9.600.000đ

 

 

Khấu hao lồng bè:

5.000.000đ

 

 

Nhiên liệu, chi khác:

10.000.000đ

 

 

Cộng

178.265.200đ

 

255.320.000đ

Lãi: 255.320.000đ - 178.265.200đ = 77.054.800đồng

Mô hình có lãi khá đã góp phần nâng cao thu nhập cho xã viên, giải quyết lao động nhàn rỗi trong mùa không hoạt động nghề lưới đăng.

Nhận xét chung của Ban chủ nhiệm HTX: Trong quá trình nuôi HTX luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật do Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà hướng dẫn. Con giống mua cần đạt chất lượng cao, cá giống có kích cỡ đồng đều và được thuần hoá ương dưỡng một thời gian trước khi thả để tăng sức đề kháng khi thả nuôi. Lồng nuôi cần phải được vệ sinh hàng ngày. Thức ăn cho cá chẽm nuôi là cá tạp thật tươi tốt và rửa sạch trước khi cho ăn, đảm bảo đủ số lượng thức ăn hàng ngày cho cá, không để cá bị đói nhưng cũng không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm. Định kỳ tiến hành san thưa cá để giảm tỉ lệ hao hụt của cá nuôi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc và hoá chất trong danh mục cấm đặc biệt là Xanh Malachite và Dipterex để chữa trị bệnh cá.

                 Đoàn Giang

Số lần xem trang : 17822
Nhập ngày : 05-02-2009
Điều chỉnh lần cuối : 09-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  HƯỚNG ĐI MỚI CHO NGƯỜI NUÔI CÁ LÓC (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008)

  CÁCH KHẮC PHỤC CÁ TRA ĂN MỒI THẤT THƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  SẮP TẾT CẦN CHÚ Ý RỆP HẠI QUẤT KIỂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  GIỐNG CÀ CHUA CHỊU NHIỆT HỒNG CHÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/12/2008) (19-12-2008)

  MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG NGÔ HỢP LÝ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/12/2008) (19-12-2008)

  TRANG TRẠI RÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/12/2008) (18-12-2008)

  "Tiêu hoá" gói kích cầu 100.000- 110.000 tỷ đồng: Nên hướng về nông thôn (Báo NNVN - Ngày 18/12/2008) (18-12-2008)

  THỪA THIÊN - HUẾ: HIỆU QỦA TỪ PHÂN VI SINH (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

  BÃ RƯỢU, THỨC ĂN TỐT CHO CÁ CHÉP (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

  NGƯỜI CẮM LÚA LAI VÀO XỨ NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007