Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6642
Toàn hệ thống 7199
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Ở huyện Lạc Thuỷ (Hoà Bình), nhiều người gọi anh là “vua bò” bởi anh chẳng nhớ mình có chính xác bao nhiêu con bò. Chỉ biết rằng, nông dân huyện miền núi còn nhiều khó khăn này và địa bàn lân cận đều được anh cho mượn trâu, bò để phát triển kinh tế. Từ “ngân hàng bò” của anh, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên khá - giàu...

 

Buôn bò từ tuổi lên... ba

Từ Hà Nội, chúng tôi dọc theo đường Hồ Chí Minh về huyện Lạc Thuỷ tìm gặp “vua bò”. Nguyễn Cao Kỳ, dáng người cao gày, nước da rám nắng, rất có tâm thế của “vua bò” miền sơn cước. Vốn ít nói nhưng nếu gặp người quan tâm đến vấn đề tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn), anh như gặp được bạn tâm giao và bàn luận say sưa. Với anh, phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế VAC, luôn là đề tài hấp dẫn, nóng hổi.

Sinh năm 1968 tại Mỹ Đức (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội), là con thứ 2 trong gia đình có 7 anh chị em. Bố Kỳ là bác sĩ, mẹ làm ruộng nên quanh năm tảo tần với ruộng vườn mới đủ trang trải cuộc sống gia đình. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn nên ngay từ nhỏ, Kỳ đã phải bươn chải giúp bố mẹ kiếm tiền, nuôi các em ăn học... Huyện Mỹ Đức quê anh vốn rất phát triển nghề giao thương buôn bán, trong đó việc mua bán trâu, bò khá tấp nập.

Bố Kỳ ngoài việc trị bệnh cứu người, còn thông thương với những lái trâu nổi tiếng ở các vùng lân cận như Xuân Mai, ứng Hoà, Phú Xuyên... Nhờ đó, Kỳ được “tập việc” ngay từ khi tóc còn để chỏm. Sau này, có thời gian Kỳ lên thành phố làm thuê cho một lò bánh mỳ, giết mổ lợn... nhưng máu buôn bán vẫn đeo bám anh từng ngày. Lúc nào Kỳ cũng nuôi ước mơ được làm giàu trên đất quê mình, được tự tay chọn những con trâu, bò đẹp nhất phục vụ nông nghiệp.

“Ngân hàng"... Bò

“Nhà báo biết không, “con trâu là đầu cơ nghiệp” nhưng không phải nông dân nào cũng có đủ tiền để mua nghé, bê nuôi cho lớn để lấy sức kéo. Trong khi mình có điều kiện, tại sao lại không mở “ngân hàng”... bò giúp họ thực hiện ước mơ xoá nghèo, làm giàu?”, anh Kỳ hồ hởi, ánh mắt sáng lên. “Nếu ai không làm nông nghiệp thì có lẽ không thể hiểu hết giá trị của trâu, bò đã gắn bó với nhà nông, cùng bà con có được mùa vàng thắng lợi”, anh giải thích. Với nông dân, tuy nhiều vùng đã cơ giới hoá, dùng máy móc trong một số khâu sản xuất, trâu, bò trở nên “nhàn hạ” hơn nhưng với những nơi đất canh tác manh mún, không bằng phẳng, đặc biệt là miền núi như Lạc Thuỷ thì cơ giới hoá chỉ là lí thuyết.

Nhờ anh Kỳ cho "mượn" trâu, hộ bà Trần Thị Ngọc (xã Hưng Thi)
đã thoát nghèo.


Năm 1989, Kỳ về quê vợ ở xóm Rị (xã Phú Thành) để phát triển kinh tế. Đứng trước một vùng đất đai rộng lớn, anh biết nơi đây chính là mảnh đất màu mỡ để mình dụng võ.

Vạn sự khởi đầu nan, bắt đầu từ hai bàn tay trắng trên miền ngược lại càng “nan” gấp vạn lần. Vợ anh, chị Trần Thị Đầm sớm hôm chạy chợ, còn anh rong ruổi khắp Hà Giang, Yên Bái để có được những con trâu, bò tốt nhất đem về Lạc Thuỷ bán.

Lấy công xa làm lãi nhỏ, cuộc tìm kiếm trâu, bò mà Kỳ thực hiện cứ nay đây mai đó. Có khi anh sang cả Thà Khẹt (Lào) mua bò rồi chuyển qua Nghệ An về Lạc Thuỷ. Cứ thế, từ bàn tay trắng, Kỳ có 2 con bò rồi nhân lên 4, 16... và đến nay, nhà anh đã thành “ngân hàng”... bò nổi tiếng khắp trong và ngoài huyện.

Tôi tự hỏi, tại sao Kỳ lại nghĩ ra cách cho bà con nông dân mượn bò để phát triển kinh tế. Như đọc được suy nghĩ của tôi, anh tươi cười: “Trước mình nghèo có kém ai đâu. Giờ có chút vốn liếng, trâu bò đầy nhà mà nhìn bà con không đủ tiền mua cũng tội. Người nông dân mà không có trâu, bò cày thì cực lắm!”. Cũng vì thấu hiểu cái khó nhọc của nông dân mà anh đã thành lập “ngân hàng” bò cho những ai có nhu cầu làm giàu.

Cách thức anh thực hiện rất đơn giản, bà con ai khó khăn đến mượn anh một hoặc vài con trâu, bò về nuôi. Bò đẻ sẽ chia đôi sản phẩm, nếu hộ chăn nuôi nào khó khăn cần bò trước, anh sẽ nhường lại. Như vậy, cái lợi mà bà con có được là sức kéo và bê con. Nhiều người khi vui gọi Kỳ là chủ “ngân hàng”... bò độc nhất vô nhị.

Giúp dân thoát nghèo

Đến nay, Kỳ đã cho người dân “mượn” khoảng hơn 200 con trâu, bò dưới hình thức chia đôi sản phẩm. Người nhận trâu, bò từ gia đình anh có quyền sở hữu như của mình, được nuôi hay bán bê, nghé thứ nhất khi trâu, bò mẹ sinh sản. Nếu trâu, bò không may bị ốm, chết, người nuôi cũng không phải chịu trách nhiệm. Trâu, bò ốm sẽ được anh “điều” bác sĩ thú y đến chữa trị, chăm sóc...

Ông Trần Văn Tiệp, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ tấm tắc: “Mô hình của anh Kỳ rất độc đáo và hiệu quả bởi anh đã giúp nông dân có vốn làm ăn, có trâu, bò để cày bừa...”. Những gia đình như các ông Quách Văn Ba, Bùi Văn Tiếp ở xã Cố Nghĩa trước đây rất nghèo, nhờ anh Kỳ tư vấn, giúp đỡ..., đến nay mỗi gia đình đã có trên 15 con trâu, bò và bê.

Chị Nguyễn Thị Hạ, xã viên HTX Bến Nghĩa (Cố Nghĩa) bộc bạch: “Gia đình tôi trước đây thuộc diện nghèo, năm nào cũng phải đi làm thuê kiếm thêm vài đồng rau cháo. Mấy năm nay nhờ nuôi trâu, bò do anh Kỳ cung cấp, cuộc sống dần ổn định, con cái được học hành. Đến nay, tôi đã có 4 trâu, 2 bò”.

Hộ ông Bùi Văn Tú ở xóm Thung Trâm (xã Hưng Thi) trước cũng thuộc diện gia đình khó khăn. Năm 2003, ông nhận 2 con bò, 2 con trâu của anh Kỳ về nuôi. Đến nay, số trâu, bò gia đình ông có được đã lên tới trên chục con. Cùng xóm ông Tú có gia đình bà Bùi Thị Lé cũng thuộc diện hộ nghèo. Năm 2000, bà mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua trâu về cày cấy nhưng không may trâu ngã bệnh chết. Vừa không có trâu cày bừa, lại thêm khoản nợ tồn đọng ngân hàng, bà Lé không khỏi lo lắng. Cũng may, năm 2002 nhờ được anh Kỳ giúp đỡ, gia đình bà Lé có trâu, bò để nuôi bán. Đến nay, nợ ngân hàng bà đã trả hết, gia đình cũng có số vốn kha khá để phát triển kinh tế.

Dọc đường Hồ Chí Minh ngược lên chợ Bến, đoạn qua xã Hưng Thi, người ta rất dễ gặp những ngôi nhà mái bằng khang trang, sạch sẽ. Trong số đó có nhà ông Trần Văn Dung to đẹp nhất làng. ông Dung trước nghèo đến độ không mua nổi cái tích nước lành lặn để uống. Năm ấy, ông vay ngân hàng 3 triệu đồng mua bò và hy vọng sẽ khấm khá trong nay mai. Nhưng nào ngờ, Tết năm ấy trời rét, bò lăn ra chết. “Cứu cánh” đã đến khi năm 1992, ông được anh Kỳ cho mượn đôi bò nuôi. Nay, trong chuồng nhà ông có tới chục con cả trâu và bò.

Có lẽ cũng vì cái tâm luôn hướng về người nghèo nên suy nghĩ của Kỳ cũng thật bình dị, cho mượn bò mà không hề có cam kết hay giấy tờ gì giữa đôi bên. Anh triết lý: “Cái mà tôi giúp họ không phải là con trâu, con bò mà qua đó, tôi mong muốn người nông dân sẽ vươn lên, tìm cho mình một hướng đi để thoát nghèo, làm giàu...”. Nói về ý tưởng mới, anh hào hứng: “Tôi đang thử nghiệm mua bò giống về cho các gia đình nghèo nuôi, khi bò đẻ, tôi cho họ bê. Bò mẹ sẽ tiếp tục chuyển sang những gia đình khó khăn khác...”. Và năm nay, ý tưởng này đã được cụ thể hoá bằng 10 con bò mẹ giao cho các hộ dân ở xã Phú Thành chăn nuôi thử nghiệm.

Không chỉ giúp bà con trong sản xuất, anh Kỳ còn chuẩn bị xây nhà tình nghĩa cho một số hộ khó khăn trong huyện và tham gia công tác khuyến học tại địa phương. Trước khi chia tay, anh tâm sự: “Tôi chỉ biết mình phải có trách nhiệm giúp đỡ những người khó khăn hơn mình mà thôi!”.

Trần Thế Hoà

Số lần xem trang : 15219
Nhập ngày : 06-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

  THANH LONG ĐI MỸ ĐỨT GÁNH GIỮA ĐƯỜNG (Báo KTNT - Số ra ngày 17/02/2009) (18-02-2009)

  GIẢI PHÁP CỨU LÚA BỊ NGỘ ĐỘC MẶN (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  "VUA" BA KÍCH DƯỚI CHÂN NÚI A DƯƠNG (Báo KTNT - Số ra ngà 16/2/2009) (18-02-2009)

  PHÚ YÊN VÀO VỤ TÔM HÙM: VỪA NUÔI, VỪA LO (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  KINH NGHIỆM TRỒNG CAM CANH (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  "CHA ĐẺ" CỦA NHỮNG GIỐNG LÚA MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 12/9/2009) (12-02-2009)

  CHỮA LỞ MỒM LONG MÓNG CHO GIA SÚC BẰNG THUỐC NAM (Báo KTNT - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  KỸ THUẬT NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM (Báo KTNT - Số ra ngày 9/2/2009) (12-02-2009)

  MÁY SẤY LÚA CHẠY LŨ "MADE IN ĐỒNG TÂM" (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (10-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007