Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 10719
Toàn hệ thống 12490
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trong những năm gần đây, nuôi cá hồng đỏ đã trở thành phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Australia. Một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan… đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá này. Năm 2006, tại Việt Nam cũng đã cho sinh sản nhân tạo cá hồng đỏ thành công, mở ra một nghề nuôi mới rất có triển vọng.

 

Cá hồng đỏ có tên khoa học: Lutjanus sanguineus, tên tiếng Anh: Blood snapper, là loài cá biển có tốc độ sinh trưởng nhanh, được người dân ở một số nước đưa vào nuôi trong các ao đầm. Cá được xếp vào hàng những loài nuôi quý, thịt cá thơm ngon, ít xương nhỏ, được người tiêu dùng ưa thích, giá trị xuất khẩu cao. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, ít bệnh, nguồn thức ăn dễ tìm, rẻ tiền. Cá hồng đỏ có thân hình thoi, dẹp bên, chiều dài thân bằng 2,4-2,6 lần chiều cao, đầu to miệng rộng, hàm trên mỗi bên có 2 răng nanh.

Thân phải vẩy lược cứng, có cả ở má và nắp mang, thân cá mầu đỏ tươi, bụng mầu hồng nhạt, rìa sau vây đuôi đen xám, chiều dài lớn nhất 81,6 cm, thông thường là: 40-50 cm. Trong tự nhiên, cá thường sống ở sát đáy ở những vùng có rạn đá, rạn san hô, nền đáy cứng có độ sâu từ 5-100 m, cá chưa trưởng thành có chiều dài thân khoảng 2,5 cm thường sống trong các vùng nước nông có nhiều bùn. Đây là loài rộng nhiệt và rộng muối, nhiệt độ sinh tồn của chúng nằm trong phạm vi: 2-34oC, nhiệt độ sinh trưởng là 12-30oC, đặc biệt chúng sinh trưởng nhanh trong điều kiện nhiệt độ: 25-30oC.

Cá hồng đỏ có thể sống trong môi trường có độ mặn từ: 5-40‰, thích ứng nhất với độ mặn: 10-20‰, đây là loài cá ưa nước chảy, độ trong cao. Tuy nhiên đến nay loài cá này có thể sống trong môi trường nước giàu dinh dưỡng ở ao nuôi và chất lượng nước nuôi cá không còn là vấn đề quan trọng. Cá hồng đỏ là loài cá ăn thịt, thức ăn chính là các loại cá ăn tạp và một số loài giáp xác, động vật không xương sống. Chúng rất tích cực bắt mồi và thường đi săn mồi về ban đêm trong điều kiện thuận lợi và ngừng bắt mồi khi điều kiện môi trường không thuận lợi. Hiện nay ở Việt Nam cá hồng đỏ được nhiều người dân ở một số tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định… thu gom giống ngoài tự nhiên đưa vào nuôi trong các ao đầm nước lợ.

Các tỉnh Nam Trung bộ đặc biệt là Khánh Hòa có nguồn nước biển luôn trong sạch, độ mặn cao ổn định, khí hậu ôn hòa, rất thuận lợi cho việc sản xuất giống, ương nuôi cũng như nuôi thương phẩm các loài cá biển. Vùng biển trong khu vực này ít chịu ảnh hưởng của sóng gió, thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi lồng bè trên biển. Cá hồng đỏ là một trong những đối tượng nuôi biển, chúng được nuôi trong lồng bè, trong ao đầm nước lợ, nước mặn.

Đầu ra cho sản phẩm từ loài cá này là rất lớn, chúng được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng, đặc biệt là thị trường châu Á như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo… Ở trong nước chúng cũng được tiêu thụ mạnh trong hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các địa điểm du lịch lớn, giá từ: 100.000-120.000 đ/kg. Trong thời gian qua đề tài: “Nghiên cứu công nghệ ương giống cá hồng đỏ và nuôi thương phẩm cá hồng đỏ” đang được thực hiện và sắp hoàn thành tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Nha Trang.

Đề tài do: TS Nguyễn Xuân Thủy làm chủ nhiệm, dự kiến đến tháng 4/2009 sẽ hoàn thành. Đề tài nghiên cứu công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá hồng đỏ nhằm từng bước đưa loài cá giá trị này trở thành đối tượng nuôi kinh tế cho các vùng nước ven bờ và nuôi lồng bè trên biển.

             Ngọc Hòa

Số lần xem trang : 16845
Nhập ngày : 09-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Thủ tướng yêu cầu thu mua hết lúa gạo cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  TÌM RA LOÀI GENE BẢO VỆ LÚA MỲ KHỎI BỆNH GỈ SẮT VÀ NẤM (Báo NNVN - Số ra ngày 3/3/2009) (03-03-2009)

  TỶ PHÚ HEO RỪNG Ở ĐÀ NẴNG (Báo NNVN - Số ra ngày 3/3/2009) (03-03-2009)

  NGHỀ GÁC KÈO, "ĂN" ONG MẬT Ở U MINH (Báo NNVN - Số ra ngày 3/3/2009) (03-03-2009)

  KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY CHẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 3/3/2009) (03-03-2009)

  QUẢNG TRỊ: TIÊU CHẾT HÀNG LOẠT DO NẤM (Báo NNVN - Số ra ngày 3/3/2009) (03-03-2009)

  CÔN TRÙNG GÂY HẠI NGÀY CÀNG CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG THUỐC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/3/2009) (03-03-2009)

  AN GIANG: TRÌNH DIỄN MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 4LZ-160B (Báo NNVN - Số ra ngày 02/03/2009) (02-03-2009)

  SÔI ĐỘNG LÚA GAP (Báo NNVN - Số ra ngày 02/03/2009) (02-03-2009)

  NHÂN NUÔI VÀ SỬ DỤNG THIÊN ĐỊCH (Báo NNVN - Số ra ngày 02/03/2009) (02-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007