ThS. ĐỖ THỊ LỢI Chọn giống tôm càng xanh chất lượng cao
1. Chọn tôm đều cỡ
Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn tôm giống phải có chiều dài 3-5cm (trong trường hợp chọn từ tôm post thì tôm post phải được nuôi dưỡng trong môi trường nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ 1-2 cm).
Trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng đàn tôm dự tính chọn nuôi thì số lượng tôm có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%.
2. Chọn tôm khỏe
Bắt một ít tôm giống (khoảng 80-100 con) cho vào một cái chậu mủ có nước cao 7-10 cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu. Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe ra hoặc bám vào thành và đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.
Hoặc bà con có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha formol với nồng độ 100 ppm (pha 1 ml formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm kiểm tra thì chứng tỏ đàn tôm nuôi là khỏe mạnh.
Mặt khác cần chú ý một số yếu tố để chọn tôm khỏe như:
Tôm khỏe phải không bị dị hình, còn đủ chân, càng, râu.
Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V.
Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đường ruột vẫn còn thức ăn (được biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân).
Tôm khỏe thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí tôm sẽ búng mình lên khỏi mặt nước.
3. Chọn tôm không bị bệnh
Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu.
Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong. Tôm bệnh thường bơi lội và phản ứng chậm.
KS. Phương Thanh Số lần xem trang : 16768 Nhập ngày : 13-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 13-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI HOA HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009) BỌ NHẢY HẠI RAU CẢi (Báo NNVN - Số ra ngày 26/5/2009) (26-05-2009) Cà Mau rất quan tâm đến vai trò của cán bộ khuyến nông cơ sở (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009) SẢN XUẤT THÀNH CÔNG GIỐNG LÚA MỚI THAY IR 50404 (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009) Giống cây trồng kháng thuốc cỏ mà không cần gen lạ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009) Rầy nâu hại lúa và phòng trừ theo hướng nông nghiệp bền vững (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009) TRỒNG NHO LẤY ... LÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 22/5/2009) (24-05-2009) 3 giảm 3 tăng - Giải pháp khoa học giúp thâm canh bền vững (Bài 2) (Báo NNVN - Số ra ngày 19/5/2009) (24-05-2009) PHÂN TÁCH TINH TRÙNG GIỚI TÍNH TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/5/2009) (24-05-2009) Ajifol-V: GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI TRỒNG RAU (Báo NNVN - Số ra ngày 18/5/2009) (24-05-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|