ThS. ĐỖ THỊ LỢI Bệnh vàng lá greening hiện đang có nguy cơ bùng phát, đe doạ huỷ diệt hàng ngàn hécta cây có múi trong cả nước. Mặc dù các nhà khoa học đã vào cuộc nghiên cứu, nhưng hiện vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu giúp nhà vườn khắc phục được loại bệnh nguy hiểm này.
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam (Sofri), ĐBSCL hiện có hơn 76.000 ha cây có múi nhưng nhiều vườn cây đã bị nhiễm bệnh vàng lá greening (vàng lá gân xanh) rất nặng. TS. Nguyễn Văn Hoà - Viện NC CĂQ Miền Nam cho biết: “Hiện tại chưa có thống kê chính xác về mức độ nhiễm của bệnh vàng lá greening trên cây có múi. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy tình hình bệnh này đang phát triển ngày càng trầm trọng hơn.
Nhiều vườn cây nhiễm bệnh đã bị héo rũ cành và chết khô, khiến chủ vườn chán nản bỏ mặc vườn cây bệnh”. Theo TS. Hoà, bệnh này mang tính huỷ diệt cao và lây lan rất nhanh. Đây cũng được xem là loại bệnh gây nhiều thiệt hại nhất cho các vườn cây có múi ở nước ta. Cũng theo điều tra mới nhất của các ngành chuyên môn tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp… cho thấy hiện nay tất cả các giống cây có múi trong vùng đều bị nhiễm loại bệnh này, nặng nhất trên cây cam xoàn, chanh giấy, cam sành, bưởi.
Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc trái cây”, với trên 15.514 ha cây có múi, trồng tập trung và chuyên canh ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành… Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy có đến 50-60% diện tích cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá greening, ngành BVTV tỉnh đã phải kêu gọi các nhà vườn cần phải đốn bỏ những cây có tỉ lệ nhiễm bệnh cao để trồng lại cây mới sạch bệnh.
Ông Phạm Văn Chiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Tiền Giang cho biết, đa số những diện tích cây bị nhiễm bệnh nặng ở khu vực đã trồng cam nhiều năm qua nhiều thế hệ. Hay thậm chí có nhiều vườn đã trồng cam hơn 20 năm nên nguồn bệnh tích luỹ lâu đời và nhà vườn khi trồng mới lại không chịu cải tạo đất. Còn tại Vĩnh Long, dịch bệnh vàng lá greening hiện đang đe dọa 8.000 ha cam sành ở hai huyện Tam Bình và Trà Ôn.
ThS. Nguyễn Văn Liêm, Phó chi cục trưởng Chi cục BVTV Vĩnh Long cho rằng, do điều kiện canh tác không được thuận lợi, nhà vườn thường sử dụng giống cây trôi nổi, trồng mật độ quá dày, khâu chăm sóc phòng trị bệnh cũng không được quan tâm đúng mức khiến tình trạng sinh trưởng của nhiều vườn cam sành trong tỉnh ngày càng xuống cấp. Đặc biệt, bệnh vàng lá greening đang phát triển với tốc độ rất nhanh gây thiệt hại cho nhà vườn. Hiện có đến trên 50% diện tích cam sành ở hai huyện Trà Ôn và Tam Bình đã bị nhiễm bệnh nặng, giải pháp xử lý nhanh chóng nhất chỉ là… đốn bỏ!
Chọn giải pháp sống chung với Greening
Theo ông KatsuyaIchinose, chuyên gia Nhật Bản, ở các nước khác như Braxin chỉ cần phát hiện có 1% diện tích cây bị bệnh greening là đã công bố dịch ngay, nhằm sớm có chủ trương và tập trung hỗ trợ dập dịch hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia Việt Nam cho rằng, đối với cây lúa, việc công bố dịch VL-LXL thì xử lý dễ, còn đối với cây có múi việc công bố dịch cực kỳ khó và rất nhạy cảm, vì sau khi đốn và trồng cây mới phải mất nhiều thời gian mới cho thu hoạch lại. Hơn nữa, việc giải quyết hỗ trợ cho nhà vườn rất tốn kém
|
Theo TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện CĂQ Miền Nam, hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chưa nghiên cứu ra giống cây có múi nào kháng được bệnh vàng lá greening và cũng chưa có loại thuốc đặc trị bệnh này. Cách phòng ngừa tốt nhất chỉ bằng giải pháp dùng cây giống sạch bệnh, triệt để tiêu hủy cây đã nhiễm bệnh, trồng cây chắn gió bao xung quanh để ngăn chặn rầy chổng cánh (vật trung gian truyền virus gây bệnh) từ nơi khác bay đến… bởi vì chỉ cần một con rầy chổng cánh mang mầm bệnh cũng có thể truyền bệnh greening rất nhanh.
TS. Nguyễn Hữu Huân - Phó Cục trưởng Cục BVTV phát biểu: Hiện nay bệnh vàng lá Greening đang diễn ra khá phổ biến ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại nặng vẫn mới chỉ xảy ra cục bộ theo từng xã, huyện, chưa đến mức phổ biến để công bố dịch. Do vậy, bên cạnh việc xác định “sống chung với bệnh và lá Greening” thì các ngành chuyên môn cần đẩy mạnh nghiên cứu, hỗ trợ các giống cây sạch bệnh; chuyển giao đồng bộ các biện pháp giúp các nhà vườn cải tạo lại vườn cây bệnh hiệu quả.
Một tiến bộ mới của Sofri nghiên cứu là trồng xen ổi xá lị trong vườn cây có múi có thể đuổi và ngăn chặn được sự xâm nhập của rầy chổng cánh đã được các nhà vườn ở Tiền Giang, Vĩnh Long rất quan tâm ứng dụng. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp một số địa phương cũng đã tổ chức huấn luyện IPM và những giải pháp giúp khắc phục bệnh vàng lá. Nhưng do các nhà vườn thực hiện không đồng bộ nên diện tích cây có múi bị nhiễm bệnh ngày càng nặng.
Hàng loạt các giải pháp khắc phục bệnh vàng lá đã được các nhà khoa học khuyến cáo đến nhà vườn như dùng thuốc hoá học, bón phân, hay kết hợp các biện pháp canh tác để cải thiện điều kiện sống của cây. Đặc biệt, khuyến khích nhà vườn nên đốn bỏ vườn cây bị nhiễm nặng, trồng mới đúng kỹ thuật bằng giống cây sạch bệnh. Nhưng thực tế rất nhiều vườn bệnh, do nông dân không có vốn để cải tạo lại vườn cây nên đành chấp nhận… bỏ mặc. Số lần xem trang : 16850 Nhập ngày : 13-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 13-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam HĐ1: GIỐNG LÚA MỚI NÔNG DÂN THAM GIA CHỌN TẠO (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (09-06-2009) ""BỆNH LẠ" SÁT HẠI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (09-06-2009) KIỆN TƯỚNG TRỒNG SẦU RIÊNG TRÁI VỤ Ở TIỀN GIANG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) NUÔI NHÔNG TRÊN SÀN GỖ (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) Công trình nghiên cứu kỳ thú của Nhật hoàng Akihito (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) KINH NGHIỆM THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN ĐẬU TƯƠNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) TÁC HẠI CỦA PHỐI GIỐNG CẬN HUYẾT (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) MỸ: TẠO GIỐNG BÒ SIÊU THỊT, SỮA CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 4/6/2009) (06-06-2009) VINH DANH NHỮNG NGƯỜI TRỒNG HỒ TIÊU GIỎI (Báo NNVN - Số ra ngày 4/6/2009) (06-06-2009) CHUYỆN MỘT GIỐNG LÚA "KẺ GHÉT, NGƯỜI YÊU" (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|