ThS. ĐỖ THỊ LỢI Tu hài là đối tượng đã được sản xuất giống nhân tạo. Kỹ thuật nuôi tu hài khá đơn giản, không chiếm nhiều diện tích, dễ quản lý chăm sóc và bảo vệ, ít dịch bệnh, không phải đầu tư thức ăn.
Trong khi đó giá tu hài thương phẩm hiện nay khá cao 95.000 – 100.000 đồng/kg. Vừa qua, Trung tâm khuyến ngư tỉnh Khánh Hoà đã thực hiện thành công mô hình nuôi tu hài lồng biển tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà thu hút được nhiều sự quan tâm của ngư dân. NNVN xin giới thiệu cùng bạn đọc hai kỹ thuật nuôi lồng và nuôi đáy với cỡ giống 2 – 3cm, sau 12 – 15 tháng có thể thu hoạch với kích cỡ 50 – 80gram/con.
1. Nuôi treo
Tu hài nuôi dạng treo cần phải có dàn treo hoặc bè nuôi trên biển. Dạng nuôi này rất thích hợp để nuôi ghép với tôm hùm lồng, cá lồng. Cách nuôi này đầu tư cao, sinh trưởng chậm nhưng có ưu điểm là tỷ lệ thu hồi cao, dễ khai thác và có thể di chuyển địa điểm khi gặp sự cố.
Yêu cầu về kỹ thuật và địa điểm: Tu hài thích hợp sống ở vùng nước trong, độ sâu trên 5m (cho bè), độ mặn 28%o trở lên.
Lồng nuôi: Gồm các khay nhựa hình chữ nhật kích cỡ dài 50cm, rộng 35cm, cao 25cm. Đáy và thành khay có các khe thông nước. Lót đáy lồng bằng lưới cước có mắt lưới dày (2a = 1mm). Bao thành lồng bằng lưới cước loại có mắt lưới thưa hơn (2a = 20mm). Nếu lồng không có sẵn nắp cần có thêm lớp lưới nắp lồng. Dùng dây nilon làm quang treo lồng vào dàn treo đã được đóng vững và vuông góc với dòng nước chảy hoặc treo lồng xung quanh lồng, bè nuôi tôm hùm…
Kỹ thuật thả giống: Cho cát vào lồng dày 7 – 8cm. Treo lồng dưới nước sao cho mặt lồng không chìm dưới mặt nước. Lấy ngón tay chọc xuống cát làm thành các lỗ phân đều trên mặt cát và thả vào mỗi lỗ 1 con giống (kích cỡ vỏ 20-25mm) với mật độ 30 – 50con/lồng. Chú ý không thả những con đã vỡ vỏ. Buộc nắp lồng và từ từ thả lồng xuống độ sâu 2,5 – 3,5m đối với bè. Riêng với giàn treo cố định thì thả sao cho đáy lồng cách mặt bãi từ 0,3 -0,5m.
Chăm sóc quản lý: Dùng bàn chải vệ sinh mặt ngoài lồng mỗi tháng 2 lần vào những ngày thuỷ triều ròng nhất. Kiểm tra cát trong lồng, nếu thấy cát có màu đen tức là một số tu hài đã chết, phải loại bỏ ngay tu hài chết và thay cát mới. Khi có mưa phải thả lồng xuống độ sâu tối đa có thể, hết mưa cần chờ cho độ mặn ổn định rồi kéo lồng lên ở mức quy định. Sau mưa một ngày cần kiểm tra để xử lý các sự cố. Từ tháng thứ 2 trở đi phải tăng dần cát vào lồng đến 10, 15 hoặc 20cm. Kiểm tra sinh trưởng 1 tháng/lần bằng cách dùng gáo nước dội vào lồng làm cho cát trôi đi, nhặt tu hài cho vào chậu nước biển quan sát, cân, đếm để tính tỷ lệ sinh trưởng (chỉ cần kiểm tra 1 lồng bất kỳ).
Hiệu quả kinh tế: Nếu thả 10.000 con, tính sơ bộ tổng chi khoảng 30 triệu đồng, tỷ lệ tu hồi 80%, giá 100.000đồng/kg, tổng thu khoảng 56 triệu và lãi khoảng 26 triệu/1 vạn con giống (chưa tính công).
2. Nuôi đáy
Tu hài được nuôi tại những bãi tự nhiên có độ mặn từ 28%o trở lên, nền đáy là cát thô và pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể và tốt nhất là những bãi đã có tu hài tự nhiên sinh sống. Dù so với nuôi treo tỷ lệ thu hồi thấp hơn, khó khái thác và không thể di chuyển khi có sự cố nhưng lại có ưu điểm là đầu tư thấp, tu hài sinh trưởng nhanh và mất ít công chăm sóc.
Xây dựng ô nuôi: Đóng cọc gỗ xuống bãi mỗi cọc cách nhau 1,5 -2m, dùng tre hoặc gỗ giằng buộc sao cho tạo ra những ô nuôi, mỗi ô có diện tích từ 6 -20m2. Dọn rong rêu, đá sỏi và san bằng bề mặt bãi. Dùng đá hộc đặt dọc bãi tạo lối đi trong lòng các ô nuôi. Dùng lưới nylon mắt lưới 2a = 3cm bao xung quanh từng ô riêng biệt với độ cao 0,8 – 1m, chân lưới vùi xuống cát. Nếu nền bãi tự nhiên không phù hợp như bãi cát mịn cần phải cải tạo bằng cách xây dựng ô nuôi bằng ván rồi đổ cát thô pha mảnh vỏ nhuyễn thể về đổ vào ô nuôi.
Kỹ thuật thả giống: Chờ lúc thuỷ triều có mức nước ròng nhất (0-0,3m), dùng que nhỏ chọc xuống bãi tạo thành các lỗ, mỗi lỗ thả 1 con giống với mật độ 100 con/m2, mỗi con cách nhau 10cm.
Quản lý và chăm sóc: Khi thuỷ triều ròng nhất, kiểm tra lưới bao quang đề phòng lưới bị rách hoặc bị tuột các nút buộc. Đi nhẹ trên lối đi bằng đá hộc bên trong ô nuôi để vớt hết rong rêu nếu có và kiểm tra sinh trưởng định kỳ 1 tháng/lần.
Thu hoạch: Có thể thu hoạch dần và giữ sống trong giai đặt dưới nước trước khi vận chuyển đến thị trường.
Hiệu quả kinh tế: Nuôi đáy đầu tư ít hơn. Nếu thả 10.000 con giống, tổng chi ước khoảng 22 triệu, thu hồi 40% bán giá 100.000đ/kg, tổng thu khoảng 32 triệu, lãi 10 triệu/1 vạn con giống (chưa tính công).
Trinh Mai Số lần xem trang : 16795 Nhập ngày : 16-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/5/2009) (08-05-2009) BẢO TỒN CÁ QUÝ TRONG AO CÁ BÁC HỒ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) CHẾ BIẾN THỊT QUẢ CÀ PHÊ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) MÁY GẶT ĐẬP "MADE IN HAI TÍNH" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) MÁY CUỘN ÉP RƠM LÚA CER5070 (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) HAI GIỐNG DƯA CHUỘT LAI MỚI CHO CHẾ BIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) "CHA ĐẺ" CÁ CHÌNH BÔNG ĂN NỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) CÁCH CHO VŨ SỮA RA TRÁI SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) SẼ CÓ TIÊU CHUẨN CHO NGƯỜI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÓC GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|