Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 868
Toàn hệ thống 2661
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Cao Lãnh có 5.152ha vườn cây ăn trái, trong đó có gần 2.000 ha xoài, đa phần là Cát Chu và Cát Hoà Lộc, sản lượng trên 30.000 tấn nên người dân ĐBSCL gọi huyện này là “vương quốc” xoài cát cũng không quá.   

 

Từ tự phát đến tự giác

Bà Trần Thị Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) nói rằng xoài Cát Hòa Lộc trồng tại Cao Lãnh ít xơ hơn xoài tại ấp Hoà Lộc, xã Hoà Hưng (Cái Bè-Tiền Giang), vừa thơm ngon, ngọt lịm, không nơi nào sánh bằng. 

Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh/Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân. Câu ca dao quen thuộc ở miền Tây được biết đến từ lâu như minh chứng cho sản vật ven sông Tiền - Đồng Tháp, một vùng quê trù phú được thiên nhiên ưu đãi, bù đắp phù sa và nước ngọt quanh năm. Xoài Cát Chu (tên khoa học là Mangifera indica) là giống xoài truyền thống của địa phương từ lâu đời. Tương truyền ngày xưa vua Gia Long tị nạn ở Nha Mân, rất thích dùng xoài Cao Lãnh, người đẹp Nha Mân vốn gốc là cung tần, phi nữ của Gia Long, còn giống xoài thì được tôn xưng là xoài ngự “tốt mã”, thơm, ngon.

Theo các “lão nông tri điền”, sở dĩ có tên như vậy là vì đầu trái xoài, nơi có cuống thường “chu” ra. Cũng có người cho rằng gọi là xoài Cát Chu vì màu thịt và vỏ trái khi chín hơi ửng đỏ (chu sa hay châu sa). Thịt xoài Cát Chu ít xơ, mềm mà hơi dai, lại rất ngọt và thơm. Khi ăn miếng xoài tan nhẹ trong miệng và vị ngọt dịu vẫn còn đọng mãi trên đầu lưỡi. Xoài này giàu lượng acid amin rất cần thiết cho cơ thể.

Cây cho trái vào khoảng tháng 12 dương lịch nhưng các nhà vườn thường xiết nước cho cây ra hoa sớm hơn, trước Tết 3-4 tháng, hễ Tết Nguyên đán đến thì trái xoài vừa kịp chín để có xoài bán tết. Quả xoài cát Hoà Lộc có trọng lượng trung bình 350-450g/quả, hình thuôn dài, khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi, cấu trúc thịt chắc. Trái xoài Cát Chu chín chưng trên bàn thờ trông rất đẹp nhờ màu chu của vỏ trái. Cây xoài Cát Chu có năng suất rất cao, dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất, nhất là đất phù sa ven sông Cửu Long. Ngoài ra, trồng vùng đất phèn ở miền Tây Nam bộ và đất cát gò ở miền Đông cây xoài cát vẫn cho trái tốt. Mới đây, một công ty Nhật đặt mua vài trăm tấn xoài Cát Chu mỗi mùa xuất sang Nhật.

Bà Trần Thị Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lãnh cho biết: “Nhận thấy tiềm năng giá trị kinh tế cao của giống xoài và sự phù hợp của đất Cao Lãnh nên Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Phòng NN- PTNT huyện Cao Lãnh giúp bà con cải tạo vườn nhà nhân rộng giống xoài cát Hòa Lộc bằng việc ghép giống xoài cao cấp trên thân xoài tạp thử nghiệm từ năm 2003 và đã thành công”.

Từ kết quả này, bà con nhà vườn ở các xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, xã cù lao Bình Thạnh, giáp với thị xã Sa Đéc tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao. Xoài cát Hòa Lộc ở Cao Lãnh không chỉ trồng tập trung thành vườn mà còn trồng rải rác theo lộ, theo sông, trên vùng đất cồn, đất bãi bồi của huyện. Trước đây, bà con nhà vườn trồng chủ yếu tự cung, tự cấp hoặc làm quà cho con cháu, người thân từ xa đến.

Nhân rộng mô hình

Thạc sĩ Nguyễn Thành Tài, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cao Lãnh, người đã gắn bó nhiều năm với cây xoài Cao Lãnh, vừa bảo vệ thành công cấp cơ sở Luận án tiến sĩ về nghiên cứu kỹ thuật cho trái ổn định, tránh dư lượng thuốc trừ sâu trên xoài Cát Chu và cát Hoà Lộc. Anh Tài cho biết đã xây dựng mô hình xoài sản xuất theo tiêu chuẩn GAP tại ấp Mỹ Hưng Hoà, xã Mỹ Xương; hỗ trợ 5 hộ trồng 5ha xoài Cát Hoà Lộc và xoài Cát Chu với 15.000kg phân hữu cơ HVP, 60.000 bao xoài do Đài Loan sản xuất, tạo tán cho các hộ thực hiện mô hình.

Từ nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hỗ trợ 47.500 bao trái xoài cho 9 hộ sản xuất 10ha ở xã Bình Hàng Tây, Ban điều hành dự án cây ăn trái huyện kết hợp với ĐH Cần Thơ hỗ trợ 32.000 bao trái cho 5hộ trồng 8ha xoài ở 3 xã Mỹ Xương, Bình Hàng Tây và Bình Thạnh. Qua đó, các nhà vườn đã nhận thức được công dụng, hiệu quả của việc bao trái xoài bằng bao Đài Loan trong mùa nghịch, biện pháp tỉa cành tạo tán sau thu hoạch và bón phân hữu cơ sinh học trên cây xoài theo hướng an toàn.

Trong Hội thi trái cây ngon và an toàn thực phẩm lần 7 tổ chức tại Vĩnh Long vừa qua, nhà vườn Mỹ Xương-Cao Lãnh đã đoạt giải nhì xoài Cát Hoà Lộc và giải nhì xoài Cát Chu.

Tại Hội thi trái ngon ĐBSCL năm 2008 tổ chức tại Vườn Du lịch Mỹ Khánh-TP Cần Thơ, các nhà vườn Bình Hàng Tây cũng đoạt giải nhất, giải nhì xoài cát Hoà Lộc, xã Mỹ Xương giải nhì xoài Cát Hoà Lộc. Nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc và cát Chu ở Cao Lãnh cũng đã từng đạt 9 giải nhì, 2 giải ba tại Hội thi trái cây ngon và an toàn ở ĐBSCL do Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức.

Theo Phòng NN- PTNT huyện Cao Lãnh, áp dụng phương pháp này, xoài cát cho trái mỗi năm từ 2 đến 3 vụ. Thành công tiêu biểu là 3 nông dân: ông Huỳnh Thành Bá ở xã Mỹ Xương đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh từ năm 2005 đến nay về trồng xoài lãi hơn 100 triệu đồng/năm trên diện tích hơn 1 ha; ông Võ Việt Hưng, ở xã Mỹ Xương trồng 1,5 ha xoài, trong năm cho lãi gần 170 triệu đồng và ông Võ Văn Dũng có 5 công xoài trên liếp, nuôi cá dưới ao và đồng thời trồng xen cam trong vườn xoài cho lợi nhuận 87 triệu đồng/năm. Ông Huỳnh Thanh Bá ở xã Mỹ Xương, có hơn 1 ha xoài cát Hòa Lộc và cát Chu xử lý cho ra hoa sớm trước Tết bán có giá từ 12.000 đồng đến 25.000 đồng/kg, dự tính cho lãi trên trăm triệu đồng.

Chợ xoài Cao Lãnh

Những năm gần đây do nhu cầu thị trường tăng cao, xoài Cát Chu và xoài cát Hòa Lộc được tiêu thụ mạnh từ Nam tới Bắc. Ngoài chợ trái cây TP Cao Lãnh mùa nào cũng có xoài để bán, sau Tết Kỷ Sửu 2009, du khách có dịp đi dọc tuyến quốc lộ 30 từ xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp đến 2 xã Tân Hưng, Tân Thanh, huyện Cái Bè -Tiền Giang, hương thơm bát ngát của hoa xoài quyện với mùi thơm của những quả xoài chín ửng làm say lòng người. Việc xử lý phun xịt thuốc cho xoài ra hoa sớm, chất lượng trái vẫn đảm bảo và không làm suy kiệt cây. Giá xoài Cát Chu hiện tại lên 20-25 ngàn đồng/ký, tăng gấp rưỡi năm ngoái, xoài Cát Hoà Lộc có giá 40-50 ngàn đồng/ký, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.

Sản lượng xoài ngày càng nhiều, việc đưa đi tiêu thụ cũng được huyện Cao Lãnh quan tâm. Toàn huyện có hơn 20 điểm thu mua xoài tập trung, dọc quốc lộ 30 và Hợp tác xã sản xuất tiêu thụ xoài xã Mỹ Hiệp để giúp cho nhà vườn trồng xoài ở Cao Lãnh có đầu ra.

Anh Nguyễn Quốc Việt chạy xe honda ôm ở địa phương cho biết: “Từ tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch, mỗi ngày cứ từ 17 giờ đến 21giờ không khí mua bán luôn sôi động. Xe ba gác máy, xe lôi thùng gắn máy, xe tải nhỏ lớn thi nhau vận tải những thùng xoài cát nối đuôi nhau tập kết vào các vựa thu mua xoài đem đến các chơ đầu mối Thủ Đức và Hóc Môn- TPHCM. Riêng những đại gia hoạt động nghề này lâu năm như anh Lành, anh Phương đều có xe tải nhà để chở hàng, không cần thuê mướn”.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng BQL Chợ đầu mối trái cây tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Vùng trồng xoài Cao Lãnh nhộn nhịp hẳn lên, thu hút hàng ngàn người ở địa phương có thêm việc làm từ việc chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, chọn lọc, phân loại xoài và đóng gói đưa đi tiêu thụ. Mỗi ngày bình quân chợ đầu mối có khoảng 100 tấn trái cây được tập kết chờ đi các nơi”. Thạc sĩ Nguyễn Thành Tài, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cao Lãnh phấn khởi nói: “Chúng tôi đã lo thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá xoài Cao Lãnh, chỉ vài tháng sau sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, giao cho HTX xoài Mỹ Hiệp quản lý”.

Nguyễn Hà Phương

Số lần xem trang : 16989
Nhập ngày : 17-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  MUA GÀ H'MÔNG GIỐNG Ở ĐÂU? (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (23-03-2009)

  MTL49 - GIỐNG LÚA MỚI CHO VÙNG KHẮC NGHIỆT (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (23-03-2009)

  Hà Tĩnh: Thu nhập từ nhung hươu trên 40 tỷ đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Khoa học nông nghiệp Việt Nam, một năm nhìn lại (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Nuôi trai để khử độc nguồn nước ô nhiễm (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Đề xuất cơ cấu giống lúa vụ hè thu và mùa 2009 ở Nam Bộ (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  LOÀI HOA TO NHẤT VÀ NHỎ NHẤT THẾ GIỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  CÁ HỀ VÀ GIAI THOẠI "TỨ ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG" (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  CÁ LÓC NẶNG 12 KG (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG SẢN XUẤT TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007