ThS. ĐỖ THỊ LỢI Đất mặn làm cản trở sự hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng; muối sodium là nguyên nhân gây ra sự phá hủy cấu trúc của đất, làm mất cân đối dưỡng chất, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cây... Làm thế nào xử lý ruộng mặn để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa?
Xử lý ruộng bị ngập mặn
Ở vùng bị ngập mặn, lúa có thể bị ảnh hưởng về sinh trưởng. Những nơi có nồng độ muối cao, bị ngập lâu, lúa có thể chết, vì vậy cần có biện pháp xử lý ngăn mặn.
Trước hết, phải ngăn chặn triệt để không cho nước lợ, mặn tiếp tục xâm nhập vào đồng ruộng. Ở những diện tích bị ngập mặn cần phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp. Tập trung chăm sóc những diện tích mà cây lúa mới bị ảnh hưởng, điều tiết đủ lượng nước ngọt để rửa mặn nhiều lần; giữ mực nước bằng 2/3 chiều cao cây lúa và nên ngâm tối thiểu 1 ngày, kết hợp làm cỏ xới nhằm xử lý triệt để lượng muối trong nước. Nếu nồng độ muối dưới mức gây hại và cây lúa có biểu hiện phục hồi, ra lá non trở lại thì ngưng tháo nước. Lúc này có thể bón vôi với lượng 30 - 40kg/1.000m2, kết hợp bón thúc nhẹ 4 - 6kg urê hoặc phun các loại phân bón lá để lúa hồi phục nhanh, sinh trưởng thuận lợi. Tuyệt đối không bón nhiều phân, chỉ khi lúa hoàn toàn hồi phục mới áp dụng các biện pháp chăm bón bình thường.
Đối với những diện tích lúa bị chết, nhất thiết phải rửa mặn bằng cách cho nước vào cày bừa và tháo nước ra, kiểm tra thấy an toàn mới gieo trồng lại. Nếu không rửa mặn mà tiếp tục gieo cấy trên diện tích này, cây sẽ chết hoặc sinh trưởng kém vì các độc chất không được xử lý cộng thêm tàn dư cây trồng bị chết thối do nhiễm mặn gây ảnh hưởng lớn tới cây trồng ngay sau đó. Việc nông dân trồng lúa trên nền đất nuôi tôm vừa giúp có thêm thu nhập vừa có lợi cho môi trường nuôi tôm. Tuy nhiên, cần tuân thủ một số biện pháp kỹ thuật để đảm bảo năng suất lúa như: bố trí thời vụ nuôi tôm sao cho thu hoạch xong tôm thì kịp rửa mặn và đảm bảo cho cây lúa trổ bông khi còn nước ngọt. Sau vụ tôm, khi chưa tháo được nước mặn ra thì tuyệt đối không để ruộng bị khô, nứt nẻ vì sẽ làm cho mặn thấm sâu vào tầng đất bên dưới.
Kinh nghiệm rửa mặn
Để chủ động rửa mặn, khi có thông báo áp thấp nhiệt đới hay bão thì bà con chuẩn bị xổ nước mặn đến ngang mặt ruộng, đón nước và giữ cho mực nước mưa ngập mặt ruộng 1 - 2 đêm; sau đó lại xổ cạn và hứng tiếp nước mưa; làm liên tục vài ba lần trước khi dứt đợt mưa thì giữ nước hẳn trong ruộng. Chú ý chỉ xổ ngang mặt đất ruộng mà không tháo khô vì đề phòng lượng nước mưa không đủ ngập mặt ruộng khiến việc rửa mặn không triệt để. Việc giữ mực nước mưa ngập mặt ruộng qua đêm cũng nhằm tạo điều kiện cho lượng muối còn ngâm trong đất kịp hòa tan vào nước mưa và trôi ra theo nước tháo. Nếu tháo khô nước ngay thì hiệu suất rửa mặn sẽ thấp, muối từ trong đất sẽ làm tăng độ mặn, lúa không chịu nổi nếu gặp đợt nắng kéo dài.
Muốn việc trồng lúa trên đất mặn thành công, đạt năng suất cao thì khâu quan trọng nhất là phải rửa mặn thật tốt, chọn thời điểm gieo cấy phù hợp. Ngoài ra, cần bón thêm vôi và chọn giống lúa chịu mặn để gieo cấy.
KS. Nguyễn Thị Thu Nguyệt Số lần xem trang : 15177 Nhập ngày : 18-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) THANH LONG ĐI MỸ ĐỨT GÁNH GIỮA ĐƯỜNG (Báo KTNT - Số ra ngày 17/02/2009) (18-02-2009) "VUA" BA KÍCH DƯỚI CHÂN NÚI A DƯƠNG (Báo KTNT - Số ra ngà 16/2/2009) (18-02-2009) PHÚ YÊN VÀO VỤ TÔM HÙM: VỪA NUÔI, VỪA LO (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009) KINH NGHIỆM TRỒNG CAM CANH (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009) "CHA ĐẺ" CỦA NHỮNG GIỐNG LÚA MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 12/9/2009) (12-02-2009) CHỮA LỞ MỒM LONG MÓNG CHO GIA SÚC BẰNG THUỐC NAM (Báo KTNT - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009) KỸ THUẬT NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM (Báo KTNT - Số ra ngày 9/2/2009) (12-02-2009) MÁY SẤY LÚA CHẠY LŨ "MADE IN ĐỒNG TÂM" (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (10-02-2009) SẢN XUẤT AN TOÀN CẦN MỘT QUÁ TRÌNH CHỌN LỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 4/1/2009) (09-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|