Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9436
Toàn hệ thống 10645
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Đến xã Lăng, huyện vùng cao biên giới Tây Giang (Quảng Nam), hỏi Bhríu Pố, ai cũng biết. Đơn giản vì ông không chỉ là người Cơ Tu đầu tiên học hết đại học, làm 2 khóa Chủ tịch UBND, 3 khóa Bí thư Đảng uỷ xã mà còn là người sở hữu 3.000 cây dược liệu ba kích đang chuẩn bị cho khai thác.

 

Theo giá bán hiện nay, với 3.000 cây ba kích, ông Bhríu Pố có trong tay hơn nửa tỷ đồng. Đó là chưa kể thu nhập từ chăn nuôi bò, cá nước ngọt và các loại cây trồng khác như: cam, quýt, bưởi, ổi, tà vạt...

Đi học cái chữ Ava Hồ

Năm 1960, khi mới 12 tuổi, Bhríu Pố rời buôn làng ra Bắc học cái chữ Ava Hồ (Bác Hồ). Gần 20 năm ròng đi khắp nơi học tập, cuối cùng ông cũng hoàn thành xong chương trình đại học.

Năm 1977, tốt nghiệp đại học, Bhríu Pố được phân công về dạy học tại Thừa Thiên - Huế, Trà My (Quảng Nam), sau đó ông chuyển về huyện Hiên (nay chia tách thành huyện Đông Giang và Tây Giang) dạy học. Sau thời gian công tác ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hiên rồi Hiệu trưởng Trường bổ túc văn hoá huyện Hiên, Bhríu Pố về quê, được tín nhiệm bầu vào ủy viên thư ký UBND xã Lăng.

Hớp chén rượu màu nâu sóng sánh, cái màu đặc trưng của rượu ngâm ba kích, Bhríu Pố bồi hồi nhớ lại: “Mình về quê, lúc đó còn trẻ, lại học hành bằng cấp hẳn hoi nên dính chặt vào công việc của địa phương suốt 28 năm. Trong chừng ấy thời gian, mình được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch UBND xã Lăng 2 khoá, Bí thư Đảng uỷ xã 3 khóa...”.

Trồng thành công ba kích

Chuyện trồng ba kích của Bhríu Pố xuất phát từ chuyến ông cùng tiến sỹ Ngô Trại đi khảo sát cây dược liệu ở khắp núi rừng xã Lăng. Trong chuyến khảo sát này, tiến sỹ Ngô Trại phát hiện dưới tán rừng tự nhiên ở đây có cây ba kích. Qua hướng dẫn của tiến sỹ Ngô Trại, Bhríu Pố mày mò và ươm trồng thành công giống ba kích. Hơn 3 năm qua, ông cùng với vợ cần mẫn chăm chút 1,8ha ba kích dưới chân núi A Dương.

Cây ba kích (hay còn gọi là sâm ba kích) còn có tên gọi khác là bất điêu thảo, ba cúc, diệp liễu thảo, đan điền lâm vũ, lão thử thích căn, nữ bản, kê nhãn đằng,... là loại cây thân thảo, ưa bóng và leo quấn thân các cây khác. Công dụng của ba kích chủ yếu là ở bộ rễ. Dùng phối hợp ba kích, thục địa, nhân sâm (hoặc đẳng sâm), thỏ ty tử, bổ cốt toái, tiểu hồi hương để trị bệnh yếu chân, gối tê mỏi ở người già; phối hợp ba kích với nhân sâm, nhục thung dung và thỏ ty tử để trị bất lực và vô sinh...

Hiện nay, vườn ba kích của ông Bhríu Pố phát triển tốt, nhiều cây đã đơm hoa, kết trái, tạo nguồn giống dồi dào để ông mở rộng diện tích và hỗ trợ cho đồng bào trong thôn trồng. “Ngoài việc ươm giống từ hạt, vợ chồng tôi sẽ thu hoạch ba kích. Với giá hiện tại là 200.000 đồng/kg, gia đình tôi có thu nhập trên nửa tỷ đồng!”, Bhríu Pố khoe.

Xâu dựng trang trại dưới chân núi A Dương

Biết tin Bhríu Pố có hàng ngàn cây ba kích trong vườn rẫy dưới chân núi A Dương, nhiều người đã không quản đường sá khó khăn, trèo đèo, lội suối để đến “mục sở thị”. Một số nhà báo đã viết bài, gọi ông là “cao thủ trồng ba kích”. Bhríu Pố vui lắm. Cánh phóng viên từ thành phố lên đến Tây Giang đã khó, lặn lội lên núi A Dương thăm vợ chồng ông còn khó hơn. Cả ngày, vợ chồng ông ở trong rừng để trồng và chăm sóc ba kích. Nghe dân làng báo tin có người muốn lên thăm, Bhríu Pố lại tất tả về làng để đưa khách lên rẫy. Những lúc như thế, Bhríu Pố lại say sưa nói về cây ba kích, có dịp khoe về thành quả sau nhiều năm tháng hai vợ chồng ông “bám” rừng để có được ngày hôm nay.

Ngoài ba kích, Bhríu Pố còn trồng trên 200 cây ăn quả như: bưởi, quýt, cam...; ươm trồng 500 cây cau; trồng cỏ nuôi 14 con bò và cải tạo khe suối làm ao nuôi cá. Ông dự định mở rộng diện tích vườn rẫy để xây dựng mô hình kinh tế trang trại khoảng 7ha dưới chân núi A Dương. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tây Giang ủng hộ kế hoạch này và đang làm thủ tục để ông vay vốn mở rộng trang trại. Chủ tịch UBND huyện Tây Giang Bhríu Liếc cho biết: “Bhríu Pố tự mày mò nghiên cứu trồng thành công cây ba kích là một kỳ tích. Huyện đang đặt hàng ông nhân rộng giống ba kích, hỗ trợ đồng bào mở rộng diện tích. Nếu bà con trồng thành công thì đây có thể là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn huyện”.

Vài năm trở lại đây, cây ba kích mọc tự nhiên trong rừng ở huyện Tây Giang bị khai thác cạn kiệt. Với giá bán như hiện nay, chỉ cần vài chục bụi ba kích là có thể mua được cả con bò. Bhríu Pố cho biết, từ nay đến năm 2010, gia đình ông sẽ trồng thêm 2.000 cây ba kích nữa. Ông cũng vận động bà con trong thôn trồng ba kích, vừa có thêm thu nhập, vừa bảo tồn được giống dược liệu quý hiếm này.

Lan Nhi

Số lần xem trang : 15232
Nhập ngày : 18-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

  THANH LONG ĐI MỸ ĐỨT GÁNH GIỮA ĐƯỜNG (Báo KTNT - Số ra ngày 17/02/2009) (18-02-2009)

  GIẢI PHÁP CỨU LÚA BỊ NGỘ ĐỘC MẶN (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  PHÚ YÊN VÀO VỤ TÔM HÙM: VỪA NUÔI, VỪA LO (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  KINH NGHIỆM TRỒNG CAM CANH (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  "CHA ĐẺ" CỦA NHỮNG GIỐNG LÚA MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 12/9/2009) (12-02-2009)

  CHỮA LỞ MỒM LONG MÓNG CHO GIA SÚC BẰNG THUỐC NAM (Báo KTNT - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  KỸ THUẬT NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM (Báo KTNT - Số ra ngày 9/2/2009) (12-02-2009)

  MÁY SẤY LÚA CHẠY LŨ "MADE IN ĐỒNG TÂM" (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (10-02-2009)

  SẢN XUẤT AN TOÀN CẦN MỘT QUÁ TRÌNH CHỌN LỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 4/1/2009) (09-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007