ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trong khi nhiều địa phương đang loay hoay vận động với chuyện sạ hàng thì Hà Nội vụ này ước tính có trên 6.000 ha lúa được trồng theo phương thức mới này. Vậy đâu là những kinh nghiệm quý của nông dân Thủ đô?
Qua khảo sát thực tế tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vụ xuân năm 2007, lần đầu tiên Trung tâm Khuyến nông Hà Tây (cũ) đã đưa về một bộ sạ giàn lúa theo hàng trình diễn tại HTX Kim Sơn (Sơn Tây). Để từ đó tới vụ xuân này, Hà Nội có hàng trăm cơ sở quen với việc sạ lúa, hàng ngàn ha lúa được sạ bằng công cụ trong khi nhiều tỉnh vẫn loay hoay…làm mô hình, vẫn đang băn khoăn là không biết sạ bằng công cụ có… được ăn hay không.
Vậy yếu tố nào làm nên thành công ấy? Trước tiên phải nói đến sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền cũng như ngành khuyến nông khi liên tục hỗ trợ tiền mua dụng cụ sạ như vụ xuân 2008 mua 500 bộ, mới đây cấp 1.000 bộ. Cùng với dụng cụ là một loạt những hỗ trợ khác như tuyên truyền lợi ích gieo sạ, in đĩa hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn cho dân, hỗ trợ thuốc trừ cỏ, giống… Không chỉ lệ thuộc vào sự hỗ trợ bên trên mà tuyến cơ sở cũng sẵn sàng chi tiền để ủng hộ tiến bộ kỹ thuật mới.
Anh Nguyễn Văn Hà - cán bộ phụ trách trồng trọt của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho hay cách hỗ trợ tùy điều kiện từng địa phương: “Như Quốc Oai để khuyến khích gieo sạ tập trung những nơi sạ từ 10 ha trở lên huyện mới hỗ trợ giống, thuốc, chi phí hội nghị, công…; Chương Mỹ hỗ trợ toàn bộ giống, thuốc trừ cỏ, Gia Lâm vụ đầu tiên làm nhưng nhờ có hỗ trợ, tuyên truyền tốt mà có những xã như Trâu Quỳ gieo sạ 100%, Đa Tốn 65%...”.
Thứ nữa là sự tuyên truyền sao cho nông dân phải “thông”. Ví như hôm chúng tôi xuống Xuân Trù (Phúc Thọ) chứng kiến cảnh anh kỹ thuật viên đang khản giọng bảo chị Khuất Thị Chúc nên bịt bớt lỗ ở trên công cụ sạ cho gieo thưa ra. Chị nông dân không chịu mà cứ khăng khăng: “Bác cứ để tất lỗ cho em. Cấy thưa hãi hãi là. Nhà em đông người, nếu gieo dày quá thì cũng sẵn sàng tỉa bớt đi”. Đến nước này, Chủ nhiệm HTX, ông Hoàng Đông Hôn cũng đành phải lắc đầu và chịu trước cái “lý cùn” của chị Chúc.
Dù dụng cụ gieo sạ có nguồn gốc trong Nam nhưng khi về đến Bắc, qua thực tế sản xuất cho thấy mật độ gieo các mức 50-70-120kg giống/ha như thiết kế của nhà sản xuất chưa phù hợp với điều kiện thâm canh, tốn giống, tốn công tỉa bỏ. Trung tâm Khuyến nông TP đã từng đề nghị nhà sản xuất cải tiến cho phù hợp đưa mật độ sạ xuống còn các mức 30-40-70kg giống/ha. Không chỉ có vậy tùy từng điều kiện cụ thể cán bộ còn hướng dẫn dân bịt bớt lỗ trên công cụ gieo sạ (bịt bằng dây chun) để 1 ha chỉ độ 25-30kg giống.
Kinh nghiệm tốt phải có sự liên kết của nông dân sao cho vùng sản xuất tập trung, sử dụng cùng một giống mới đỡ tốn công làm đất, lấy nước, múc giống thừa của hộ này ra khi đã kéo xong mà có thể kéo hết nhà này sang nhà nọ, rất nhanh. Khuyến khích hình thành những đội chuyên ngâm ủ giống, đội chuyên kéo dụng cụ, phun thuốc diệt cỏ… để có thể chuyên môn hoá một cách sâu nhất.
|
Chị Nguyễn Thị Liên - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Phúc Thọ bảo tôi: “Khó khăn nhất trong việc gieo sạ chính là những HTX và những nông dân chưa làm bao giờ, chưa mắt thấy tai nghe nên chưa tin. Họ bảo nếu thành công là không bao giờ cấy nữa nhưng nếu thất bại là thôi không thử nghiệm thế nên việc gieo sạ lúc ấy như đánh cược. Phải làm sao cho thật chuẩn, thật đúng kỹ thuật, lấy thành công của những nơi khác để tuyên truyền thật mạnh. Vừa rồi, huyện “bắt buộc” 175 cụm dân cư, mỗi cụm phải gieo sạ từ 3ha trở lên. Huyện sẽ cho 50% giống, 450.000đ/ha trừ cỏ. Có xã hỗ trợ nốt tiền thuốc trừ cỏ hoặc giống, công kéo máy, cày bừa…
Về kỹ thuật, để chuẩn bị cho mùa vụ, trước đó lực lượng khuyến nông đã phải tập huấn cho từng cụm trưởng, Chủ nhiệm HTX, khuyến nông viên cơ sở rất kỹ”. Anh Nguyễn Văn Hà - cán bộ phụ trách trồng trọt của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đúc kết quan trọng nhất của gieo sạ ở ba yếu tố là kỹ thuật làm đất, ngâm ủ và thuốc trừ cỏ phải sao cho thật đúng hướng dẫn.
Dương Đình Tường Số lần xem trang : 16753 Nhập ngày : 18-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/5/2009) (08-05-2009) BẢO TỒN CÁ QUÝ TRONG AO CÁ BÁC HỒ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) CHẾ BIẾN THỊT QUẢ CÀ PHÊ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) MÁY GẶT ĐẬP "MADE IN HAI TÍNH" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) MÁY CUỘN ÉP RƠM LÚA CER5070 (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) HAI GIỐNG DƯA CHUỘT LAI MỚI CHO CHẾ BIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) "CHA ĐẺ" CÁ CHÌNH BÔNG ĂN NỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) CÁCH CHO VŨ SỮA RA TRÁI SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) SẼ CÓ TIÊU CHUẨN CHO NGƯỜI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÓC GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|