Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 330
Toàn hệ thống 1945
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Những năm trước đây người dân Tây Nguyên khi trồng cà phê đã không trồng cây che bóng và chắn gió dẫn tới hậu quả là vườn cà phê nhanh chóng bị suy kiệt, thiếu bền vững. Và nay khi mà thời tiết ngày càng khắc nghiệt thì việc trồng cây che bóng, chắn gió cho cây cà phê của người dân không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà nó còn là hướng đi tất yếu để phát triển cây cà phê bền vững.

 

Gia đình bác Phạm Văn Chương ở phường Hòa Thắng, thành phố Buôn Mê Thuột có 4ha cà phê, nhờ trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê không những sầu riêng tạo bóng mát cho cà phê mà mỗi năm bác có nguồn thu nhập lớn từ sầu riêng. Mỗi ha cà phê bác trồng 80 cây sầu riêng, hàng năm năng suất cà phê của nhà bác luôn ổn định từ 3 - 4 tấn/ha, bên cạnh đó mỗi năm bác thu hoạch từ 5 – 7 tấn sầu riêng. Nếu như giá sầu riêng từ 15.000 – 20.000 đồng/kg thì mỗi năm bác có nguồn thu trên dưới trăm triệu đồng từ sầu riêng.

Bác Chương cho biết: Việc trồng cây sầu riêng trong vườn cà phê không những tránh được nguy cơ thua lỗ trong trường hợp độc canh mà nó còn có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa tiểu khí hậu vườn cây, làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ cần thiết góp phần giữ gìn cân bằng sinh thái.

Theo Tiến sĩ Hồng, cây che bóng có tác dụng phòng hộ cho vườn cà phê với tác dụng điều hoà khí hậu trong vườn, giảm thiểu lượng nước tưới trong mùa khô, cung cấp dinh dưỡng thông qua cành lá phải tỉa hàng năm, tái lập sự cân bằng tự nhiên và điều tiết được năng suất cây trồng chính.

Cây che bóng còn có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, vì cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ, yêu cầu được che bóng nhất định. Ánh sáng tán xạ làm kéo dài thời gian chín của quả, tạo điều kiện để hạt tích lũy đầy đủ các hợp chất thơm cần thiết của hương vị cà phê. Chính tác dụng điều tiết năng suất của cây che bóng nên người dân muốn đạt năng suất cao nên đã chặt bỏ cây che bóng. Đó là một sai lầm.

Tiến sĩ Trương Hồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: Cà phê là loại cây ưa bóng mát và chắn gió. Khi đến những đồn điền cà phê còn sót lại của người Pháp trồng trước đây đều có những hàng cây muồng đen thẳng tắp được trồng xen lẫn trong vườn cà phê nhằm chắn gió và che mát. Vách đây 20 năm Viện đã triển khai trồng thử nghiệm cây sầu riêng trong vườn cà phê, hiệu quả mang lại rất cao. Vào những năm 1983 – 1990 tại Tây Nguyên có đến 70 – 80% diện tích cà phê có cây che bóng.

Tuy nhiên khoảng 15 năm trở lại đây do chạy theo năng suất nên người dân đã đốn bỏ toàn bộ các loại cây chắn gió trong vườn cà phê, tập trung bón phân và tưới nhiều nước để đạt được năng suất cao nhất. Tuy nhiên, theo nhiều hộ dân thì sau khi loại bỏ cây che bóng và chắn gió, vườn cà phê tuy cho năng suất rất cao nhưng chỉ trong một vài năm còn sau đó vườn cà phê bắt đầu có dấu hiệu kiệt quệ do khai thác quá mức, nhiều loại sâu bệnh phát sinh; đồng thời nắng gió vùng Tây Nguyên trong mùa khô đã làm cho cây cà phê nhanh chóng suy tàn.

Trước tình hình này các cơ quan khoa học đã nghiên cứu nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao trong vườn cà phê như trồng xen cây sầu riêng, chôm chôm, hồ tiêu, quế, hoa hoè, cam, quýt... cho thu lãi cao hơn nhiều lần so với trồng thuần cà phê. Thực tế, qua khảo sát một số hộ thấy, cứ 1 ha cà phê vối được trồng xen 90 cây sầu riêng, sau 4 năm, nông hộ thu thêm lãi từ 20 triệu đồng trở lên, trong khi đó, năng suất vườn cà phê vẫn ổn định từ 2,8 đến 3 tấn cà phê nhân/ha. Còn đối với 1 ha cà phê trồng xen 160 đến 280 cây tiêu, năng suất cà phê vẫn đạt 2,5 đến 3 tấn/ha và còn thu thêm một tấn tiêu hạt, với thời giá như hiện nay cũng được 35 triệu đồng.

Trước những lợi ích của trồng cây cho bóng cho cà phê nhiều doanh nghiệp và hộ dân ở Đăk Lăk đã bước đầu trồng xen trong vườn cà phê những loại cây vừa có tác dụng che bóng, vừa cho thêm sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Không chỉ vậy các tỉnh như Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng cũng đã đưa các loại cây ăn quả chất lượng cao như sầu riêng, chôm chôm, xoài, nhãn trồng xen canh trong vườn cà phê. Đến nay toàn Tây Nguyên có khoảng 30% (trên 150.000ha) diện tích cà phê được trồng xen với các loại cây khác không những đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn mà còn giúp cho vườn cà phê phát triển một cách bền vững.

Ngọc Khanh

Số lần xem trang : 17162
Nhập ngày : 18-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI HOA HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009)

  BỌ NHẢY HẠI RAU CẢi (Báo NNVN - Số ra ngày 26/5/2009) (26-05-2009)

  Cà Mau rất quan tâm đến vai trò của cán bộ khuyến nông cơ sở (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009)

  SẢN XUẤT THÀNH CÔNG GIỐNG LÚA MỚI THAY IR 50404 (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009)

  Giống cây trồng kháng thuốc cỏ mà không cần gen lạ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009)

  Rầy nâu hại lúa và phòng trừ theo hướng nông nghiệp bền vững (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009)

  TRỒNG NHO LẤY ... LÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 22/5/2009) (24-05-2009)

  3 giảm 3 tăng - Giải pháp khoa học giúp thâm canh bền vững (Bài 2) (Báo NNVN - Số ra ngày 19/5/2009) (24-05-2009)

  PHÂN TÁCH TINH TRÙNG GIỚI TÍNH TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/5/2009) (24-05-2009)

  Ajifol-V: GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI TRỒNG RAU (Báo NNVN - Số ra ngày 18/5/2009) (24-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007