ThS. ĐỖ THỊ LỢI Cây bông trang (miền Bắc gọi là hoa mẫu đơn) ở nước ta có nhiều giống khác nhau, có thể chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất có thân cây lớn, lá lớn như bông trang Huế có hoa đỏ thẫm; bông trang Đà Lạt lá dài, hoa mầu đỏ; bông trang trắng hoa mầu trắng, thân rất cao (có khi đến 3 mét); bông trang Tầu cây thẳng đứng, tàn lá xòe, bông nhiều, mầu cam; bông trang Mỹ hoa to, có hai mầu đỏ và hường, tàn lá xum xuê...
Nhóm thứ hai có thân thấp nhỏ, lá nhỏ, bông nhỏ, nhiều người gọi là trang rí, xuất xứ từ Thái Lan (được du nhập vào nước ta khoảng chục năm nay) loại này có 7 mầu: trắng, cam, tím lợt, hường phấn, vàng nghệ, vàng chanh và đỏ, mầu đỏ lại được chia thành hai lọai: bông cao chân và bông thấp chân, đẹp hơn. Hoa bông trang nếu để đơn độc nhìn cũng đã rất đẹp. Thế nhưng nếu chịu khó ghép nhiều giống chung trên một gốc ghép thì nhìn rất lạ mắt và càng đẹp hơn.
Sau đây xin mách các bạn cách tạo một cây bông trang có nhiều mầu hoa.
Chuẩn bị gốc ghép: Cây làm gốc ghép càng lớn và có dáng cổ thụ thì càng tốt, muốn vậy các bạn phải dùng loại bông trang ở nhóm thứ nhất có hoa mầu đỏ hoặc trắng, thân to, lá lớn, nhiều cành. Sau đó cắt tỉa cho vừa ý rồi bứng trồng vào chậu lớn chăm sóc chu đáo, khoảng một tháng cây sẽ nẩy tược, khi những tược này ra được ba, bốn tầng lá và có độ lớn cỡ ruột cây viết bi trở lên là có thể ghép được (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược này là một “gốc ghép”).
Chuẩn bị giống để ghép: Nên chọn những giống thuộc nhóm thứ hai (vì nhóm này có lá nhỏ, bông nhỏ, dễ tạo tán và nhìn đẹp hơn). Những giống này có thể sưu tầm ở các điểm bán hoa cảnh hoặc trong nhân dân quanh vùng.
Cách ghép: Trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”. Cắt lấy đoạn ngọn dài 5-6 cm (phần này gọi là “cành ghép”), cắt bỏ những lá ở phía dưới của “cành ghép”, rồi dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên của gốc “cành ghép” tạo thành hình nêm (chỗ vạt nêm dài 1,5-2 cm). Trên “gốc ghép” cắt bỏ 1-2 tầng lá, sau đó dùng lưỡi dao lam chẻ đôi chỗ vừa cắt (chẻ sâu 1,5-2cm ), nhanh chóng đưa chỗ vạt nêm trên “cành ghép” vào chỗ vừa chẻ trên “gốc ghép” sao cho vừa khớp, rồi dùng dây nilon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Cuối cùng dùng bao nilon (loại trong) trùm kín hết chỗ ghép để cành ghép không bị khô và bảo vệ chỗ ghép không cho nước xâm nhập làm hư thối chỗ ghép.
Ghép xong đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc che nắng cho chỗ ghép. Khoảng 15 ngày sau mở bao nilon, nếu thấy cành ghép còn tươi là thành công. Muốn cây ghép có nhiều tầng lá, tầng hoa đẹp thì các bạn ghép thành từng tầng, mỗi tầng ghép một màu hoa. Sau khi ghép một thời gian tược mới sẽ bật ra từ các nách lá trên “cành ghép” rồi từ những tược mới này sẽ ra hoa, nên ngắt bỏ những chùm hoa này ngay từ khi chúng còn nhỏ để tược mới này cho ra tiếp những tược mới, có như vậy tầng lá mới dầy, đẹp. Cứ tiếp tục như vậy sau một thời gian mỗi tầng sẽ trở thành một hình đĩa mang đầy hoa rất đẹp.
Nguyễn Khang Thái Số lần xem trang : 16995 Nhập ngày : 18-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nam bộ: Còn hơn 500.000 ha lúa ĐX cần theo dõi diễn biến sâu bệnh (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) CÁCH CHĂM SÓC CHO QUẢ BƯỞI LỚN ĐỀU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) BỆNH MÁU TRẮNG Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) NHÂN GIỐNG GÀ KHÔNG LÔNG CHO VÙNG KHÍ HẬU NÓNG (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) ĐBSCL: THỊ TRƯỜNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VÀO MÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) NỖI LO TRONG MÙA MUỐI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN, 13 NĂM THẾ GIỚI NHÌN LẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) BÓN PHÂN CHO CHUỐI TIÊU HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) ĐBSCL: Bình chọn giống lúa triển vọng trong vụ ĐX 2008-2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|