Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1435
Toàn hệ thống 3220
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sử dụng công nghệ nano để tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm

 

1. Kỹ thuật mới phát hiện nhanh khuẩn Salmonella trong thực phẩm

Các chuyên gia ở ĐH Iowa Mỹ vừa nghiên cứu thành công kỹ thuật mới phát hiện nhanh khuẩn Salmonella trong thực phẩm thông qua một một dải băng gắn vào vật dụng cần kiểm tra khuẩn Salmonella. Mẫu này sau đó được nhúng vào hỗn hợp nước xà phòng ấm có chứa các vật liệu di truyền có khả năng liên kết với khuẩn Salmonella và phát quang trong điều kiện ánh sáng tia cực tím.

Kỹ thuật nói trên có tên là Fluorescent In-Situ Hybridization, viết tắt là FISH. Kết quả có thể nhận biết vật chủ nhiễm hoặc không có khuẩn Salmonella với thời gian không quá hai giờ đồng hồ, nhanh hơn 5 ngày so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra nó còn có nhiều ưu điểm như rẻ tiền, dễ thao tác và cơ động, có thể dùng ở bất cứ chỗ nào nếu muốn.

2. Sử dụng công nghệ nano để tăng cường VSATTP

Một trong số những ứng dụng mới nhất của công nghệ nano để tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm là việc ra đời thiết bị cảm biến sinh học hiển vi (biosensor), phát hiện nhanh khuẩn Salmonella trong thực phẩm do các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của Mỹ thực hiện và công bố mới đây.

Thiết bị cảm biến sinh học cấp nano được mô phỏng cơ chế làm việc giống như các biosensor của các loài côn trùng khi chúng tìm kiếm bạn tình hoặc phát hiện những nguy cơ nguy hiểm diễn ra môi trường xung quanh. Đối với các biosensor nhân tạo còn có cả các hạt màu hữu cơ huỳnh quang gắn vào các kháng thể của khuẩn Salmonella. Các chất kháng thể này có nhiệm vụ phát quang làm cho người ta dễ phát hiện ra khuẩn Salmonella. Ngoài việc dùng phát hiện ô nhiễm thực phẩm, các thiết bị cảm biến sinh học nói trên còn có thể dùng cho ngành an ninh hoặc các ứng dụng tương tự khác.

3. Ra đời phương pháp kiểm chứng hàm lượng thủy ngân trong cá

Các chuyên gia ở Viện nghiên cứu hải dương học Mỹ vừa cho ra đời một phương pháp mới kiểm tra hàm lượng thủy ngân trong cá. Nguyên lý làm việc giống như thiết bị thử mang thai ở phụ nữ. Đây là kỹ thuật mang tính kinh tế và chỉ sau 1 tuần là biết kết quả, kể cả loại cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân dưới ngưỡng quy định. Người ta cho một lượng nhỏ thịt cá vào trong ống kèm theo vài giọt dung dịch acid và enzyme, nó có nhiệm vụ tiêu hoá các mô này trong vài giờ, giống như cơ chế tiêu hoá thức ăn trong cơ thể con người.

Sau đó người ta dùng chiếc đũa có tẩm nhựa đặc biệt để kiểm chứng, loại nhựa này có nhiệm vụ hút thuỷ ngân và đưa nhúng tiếp vào ống dịch thứ hai, ống này được bổ sung thêm vài giọt acid loãng để tách thuỷ ngân ra khỏi dịch và cuối cùng bổ sung thêm dịch có chứa chất hiện màu. Dịch hiện màu này có chứa một phân tử và kết tủa khi kết hợp với thuỷ ngân. Nếu cá có chứa thuỷ ngân thì dịch thử sẽ biến màu và trở nên trong hơn và người ta có thể đo được chính xác hàm lượng thuỷ ngân mà cá nhiễm độc.

4. Tìm ra nguyên nhân giảm năng suất của bông

Các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của Mỹ vừa cho hay họ đã tìm ra nguyên nhân giảm 15% năng suất của bông được trồng tại các bang miền nam nước Mỹ, đặc biệt là tìm ra một căn bệnh bí ẩn gây thối rữa làm biến màu hạt và sợi bông do loại rệp xanh, tên khoa học là Nezara viridula L. gây ra. Qua nghiên cứu trong nhà kính cho thấy các nang bông đã bị nhiễm khuẩn thông qua vòi châm của loài rệp xanh này.

Việc nhiễm khuẩn các nang bông dưới 3 tuần tuổi bởi rệp xanh là thủ phạm làm giảm năng suất và cũng như là nguyên nhân làm cho khuẩn lây lan phát triển. Để ngăn ngừa rệp xanh, cần phải phun thuốc trừ sâu nhưng trước khi dùng thuốc phải kiểm tra xem hạt hoặc nang bông nhiễm phải loại khuẩn gì để dùng thuốc cho thích hợp.

5. Giải mã cơ chế kháng cây trồng chuyển đổi gen của một số loài sâu bệnh

Nhóm các chuyên gia ở ĐH Arizona vừa nghiên cứu và phát hiện thấy các loại sâu nang bông màu hồng ở vùng trồng bông Arizona có tới 3 đột biến gen kháng lại giống bông chuyển đổi gen Bt. Phát hiện trên mở ra những triển vọng cho việc sàng lọc dựa trên cơ sở AND có hiệu quả trên 1.000 lần để tìm ra việc kháng sâu bệnh mà hiện nay con người đang áp dụng. Thông thường các loại sâu này sẽ chết nếu ăn nang của các loại bông chuyển đổi gen vì bông Bt (Bacillus thuringiensis) rất độc, nhưng riêng loại sâu nói trên lại không việc gì và được coi là hiện tượng rất lạ đối với các giống bông chuyển đổi gen.

Theo số liệu thống kê thì cho tới trên 500 loài sâu đã tiến hoá sau khi sống trong môi trường độc hại, nhưng những loại sâu bệnh kháng lại bông BT là rất hiếm và quá trình này đến nay con người vẫn chưa tường hết nguyên nhân do thiếu thông tin về cơ sở di truyền. Riêng việc kháng bông Bt của sâu bông đã được giải mã, theo đó mỗi đột biến gen của loại sâu này xảy ra trong 1 gen làm nhiệm vụ giải mã cho một protein có tên là cadherin.

Trong cơ thể con người và một số loài động vật có vú, cadherin đóng vai trò các phản ứng trung gian từ tế bào đến tế bào và hậu quả gây bệnh ung thư do các tế bào này không làm được chức năng vốn có. Đối với người và động vật các chất độc của bông Bt là vô hại nhưng nó lại tấn công cadherin trong màng tế bào của côn trùng. Trong sâu bông ba đột biến gen trên đã làm gián đoạn các hướng dẫn để sản xuất ra cadherin vì vậy mà nó làm phong bế độc tố của bông Bt.

Khắc Nam

Số lần xem trang : 17100
Nhập ngày : 23-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống ngô lai ở phía Bắc vụ đông 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 13/4/2009) (13-04-2009)

  NÔNG DÂN TỰ CHẾ THUỐC TRỪ SÂU RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 10/4/2009) (13-04-2009)

  Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc:Giống phải được đấu thầu, mua bán! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  ĐỒNG NAI: NÔNG DÂN LẠI MÉO MẶT VÌ BẮP KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  TRUNG QUỐC LAI TẠO BẮP CẢI NHIỀU MÀU SẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 8/4/2009) (08-04-2009)

  Cỏ Hương Bài - Giải pháp xử lý mới chất thải chăn nuôi (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  CÔNG NGHỆ NANO ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  Cần “kích cầu” cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2009) (07-04-2009)

  SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 2/4/2009) (03-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007