ThS. ĐỖ THỊ LỢI Sản xuất phân ủ tại chỗ bà con nông dân sẽ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền của địa phương, giảm được chi phí trong SXNN. Sản xuất phân ủ gồm có 2 giai đoạn: sản xuất đất men và sau đó sử dụng đất men để sản xuất phân ủ.
Sản xuất đất men: Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn đất men bao gồm: 50 kg vi khuẩn gốc, 10 kg cám gạo, 900 kg đất khô đập nhỏ hoặc than bùn. Ngoài ra cần bổ sung thêm 3 kg đường và lượng nước đủ để tạo độ ẩm 25-30% cho hỗn hợp. Vi khuẩn gốc là những vi sinh vật có ích có khả năng phân giải các phế thải động, thực vật thành mùn. Bà con có thể liên hệ mua tại Phòng thí nghiệm phân bón vi sinh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Trộn đều các nguyên liệu nói trên với vi khuẩn gốc, cám gạo, đất khô. Hòa tan đường trong nước, tưới đều vào hỗn hợp rồi đảo đều thành nhiều lớp, nhiều lần. Đường và cám là những chất dinh dưỡng để nuôi sống vi sinh vật; cung cấp nước nhằm tạo đủ độ ẩm thuận lợi để vi sinh vật tồn tại và phát triển.
Để kiểm tra độ ẩm đạt khoảng 25-30% ta làm như sau: Lấy một nắm hỗn hợp nắm chặt tay, khi thả ra mà hỗn hợp vẫn giữ được nguyên hình của nó nhưng nếu đụng nhẹ vào thì tơi ra là độ ẩm đạt yêu cầu. Sau khi trộn đều ta dùng nilon phủ kín đống ủ trong vòng 48 giờ. Trong thời gian này cần đảo đống ủ 2-3 lần để cung cấp ôxy và tưới thêm nước nhằm giúp vi sinh vật hoạt động, sinh sôi nẩy nở. Sau 48 giờ ủ, ta được sản phẩm đất men. Quá trình sản xuất đất men được hiểu như quá trình nhân giống vi sinh vật dùng để sản xuất phân ủ cho bước tiếp theo.
Sản xuất phân ủ: Khác với làm đất men, nguyên liệu để sản xuất phân ủ bao gồm: đất men, phế thải thực vật, cám gạo, phân gia súc. Để sản xuất 1 tấn phân ủ cần các nguyên liệu kể trên với khối lượng và tỷ lệ như sau: 50 kg đất men, 600 kg phế thải thực vật, 250 kg phân gia súc, 60 kg cám gạo. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm 3 kg đường được hòa tan vào nước để tạo độ ẩm 30-35%.
Cũng giống như quá trình làm đất men, tiến hành trộn đều đất men, cám gạo, lá cây khô hoặc có thể sử dụng lá rau già, hoa quả hư thối cũng được. Sau đó tiếp tục bổ sung phân gia súc vào tưới nước đường đã được hòa tan để tạo độ ẩm 30-35% cho hỗn hợp. Đảo đều, đánh thành đống và dùng bao tải nilon phủ kín. Quá trình tạo phân ủ kéo dài khoảng 2 tháng. Trong quá trình ủ phải đảo thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần để bổ sung thêm ôxy và nước cho các vi sinh vật trong đống ủ tồn tại và phát triển. Nên bố trí ủ phân nơi cao ráo gần nơi trồng trọt để đỡ công vận chuyển và tiện sử dụng, tránh được mùi hôi trong quá trình phân đang phân giải.
Loại phân ủ này dùng bón cho cây trồng rất tốt vì có đầy đủ chất dinh dưỡng có tỷ lệ C/N cân đối, hợp lý từ 20 đến 25%. Cũng có thể phối trộn thêm lượng lân, kali theo yêu cầu của từng loại cây trồng để bón lót hoặc bón thúc cho rau, màu, cây ăn quả đều rất tốt, cho hiệu quả cao.
Công Hào Số lần xem trang : 17081 Nhập ngày : 26-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam VẬN CHUYỂN THỦY SẢN BẰNG HỆ THỐNG ĐÓNG GÓI PROMENS (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009) MỘT SỐ THUỐC BVTV NGUỒN GỐC SINH HỌC THẾ HỆ MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009) ĐBSCL: TƯNG BỪNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN ĐẦU NĂM (Báo NNVN - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009) TRỒNG LẠI CÂY HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (04-02-2009) MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÚ CỌP LỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (04-02-2009) SÂU BỆNH GÂY HẠI GẦN 131.000 HA LÚA ĐÔNG XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009) SẢN XUẤT GIỐNG HẢI SÂM CÁT (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009) THÔNG TIN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH PHÙ ĐẦU Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009) TRẮNG TAY MÀ THÀNH TỶ PHÚ (Báo NNVN - Số ra ngày 3/2/2009) (03-02-2009) QUY TRÌNH TRỒNG CAM V2 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|