ThS. ĐỖ THỊ LỢI Phun thuốc trừ sâu diệt côn trùng, sâu bọ ở khu vực này có thể làm biến đổi gen kháng thuốc ở khu vực khác. Ví dụ các nước Đông Nam Á phun thuốc trừ sâu cho mùa màng thì có thể làm biến đổi gen kháng thuốc của sâu bệnh ở vùng bắc Mỹ.
Sau khi nghiên cứu 42 năm ở 75 điểm dân cư trên thế giới, các nhà khoa học đã rút ra kết luận trên. Cũng theo các nhà khoa học, nguyên nhân của việc thuốc trừ sâu độc hại đã làm một số côn trùng có hại cho mùa màng phát triển mạnh. Vì khi thuốc trừ sâu vào cơ thể của chúng thì một số loài lúc đầu có thể chết, một số con khác có thể thích nghi. Khi đã thích nghi thì chúng phát triển càng mạnh, đặc biệt là các loài côn trùng có cánh, vì trong cơ thể của chúng có quá trình biến đổi gen diễn ra.
Theo các nhà khoa học, hiện nay các loài côn trùng biến đổi gen có sức đề kháng thuốc trừ sâu độc hại đang diễn ra mạnh mẽ ở các khu vực miền nhiệt đới và châu Phi. Trong các loài côn trùng này có cả loại gây hại cho người, gia súc. Ông Rich-ard, trưởng nhóm nghiên cứu về vấn đề trên ở đại học Bath (Anh) cho hay: Chúng ta cứ tưởng dùng các loại thuốc trừ sâu với tính năng độc hại là giết được côn trùng, nhưng điều đó thực sự là không phải. Theo các nhà khoa học, thuốc trừ sâu độc hại có tên DDT được thế giới sử dụng từ năm 1945 để giết nhiều loài sâu bọ có cánh, nhưng hiện nay có thể cho thấy có tới 28 loài côn trùng biến đổi gen có thể kháng cự loại thuốc này.
Theo các nhà khoa học, khi dùng loại thuốc sâu độc hại phun để diệt côn trùng sẽ làm cho quá trình biến đổi AND của chúng diễn ra nhanh nhất trong hệ thống gen và từ đây chúng có quá trình thích nghi nhanh chóng mà các nhà khoa học gọi là quá trình đột phá gen. Các nhà khoa học cũng cho rằng, không chỉ AND mà cả hệ thống mã gen trong hệ thống enzyme của côn trùng cũng diễn ra sự biến đổi gen kháng cự nhanh chóng. Trong quá trình biến đổi này có thể tạo ra sự khác biệt 100 lần so với những côn trùng không bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu.
Tuy vậy, cái khó khăn của các nhà khoa học hiện nay là xác định chính xác vị trí biến đổi gen của loại côn trùng để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của chúng. Ngoài thuốc DDT gây ra biến đổi gen nhanh thì nhiều loại thuốc khác cũng tạo phản ứng tương tự. Điều này cho thấy chúng ta rất khó khăn trong việc loại bỏ tận gốc các loại côn trùng phá hoại mùa màng nguy hiểm nếu ta không có cách nào khác tiêu diệt loài này thay vì dùng thuốc trừ sâu như hiện nay. Đây thực là một khó khăn để đương đầu với những côn trùng nguy hại cho mùa màng và con người.
KS. Lê Minh Số lần xem trang : 17179 Nhập ngày : 03-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam THỦY SẢN VIỆT NAM LÀ NGÀNH HỘI NHẬP KHÁ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) TẠO RA GIỐNG THUỐC LÁ NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) TRUNG QUỐC: LẠI TÌM RA GENE GIÚP LÚA ĐẠT SIÊU NĂNG SUẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 31/3/2009) (02-04-2009) QUY TRÌNH BÓN PHÂN NPK CHO LÚA HT Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009) CẦN KIỂM SOÁT RẦY PHẤN TRÊN KHOAI TÂY VÀ CÀ CHUA (báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009) NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI LÀM GIẢM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009) KỸ THUẬT NUÔI GÀ SIÊU HIỆU QUẢ Ở NHẬT BẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009) TS Nguyễn Thị Lưu - đồng tác giả LVN 99: Họ coi thường bản quyền tác giả quá! (Báo NNVN - Số ra ngày 27/3/2009) (30-03-2009) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp ở Lâm Đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009) PHÂN BIỆT THỎ ĐỰC VÀ THỎ CÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|