Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 11451
Toàn hệ thống 12966
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Đó là kết luận của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị giao ban trực tuyến với 15 tỉnh về tình hình dịch cúm gia cầm tại Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa qua.

 

72% ổ dịch phát sinh là trên vịt

Theo ông Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 44 xã, thuộc 23 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 11 tỉnh là Bạc Liêu, Bắc Ninh, Cà Mau, Điện Biên, Hậu Giang, Khánh Hoà, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị và Sóc Trăng có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu huỷ là 52.113 con. Đáng nói là, dịch cúm trên người có những diễn biến ngày càng phức tạp. Năm 2008 có 5/6 ca nhiễm cúm đã tử vong, trong khi đó từ đầu năm đến nay đã có 3 ca nhiễm cúm A H5N1 (tại Thanh Hoá, Ninh Bình, Quảng Ninh) và đã có 2 trường hợp tử vong.

Ông Trần Thành Lạp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang:

Tính đến ngày 26/2, Hậu Giang đã bùng phát dịch trên 3 xã của 3 huyện là Long Mỹ, Vị Thuỷ và Ngã Bảy, buộc phải tiêu huỷ 660 con gà, 5.540 con vịt. Bên cạnh đó, lực lượng thú y đã tiêm phòng cho 1,1 triệu con gia cầm. Mục tiêu của chúng tôi là tiêm phòng cho toàn bộ số gia cầm còn lại.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà:

Ngày 18/2/2009, dịch cúm gia cầm bùng phát tại xã Vĩnh Phương (TP. Nha Trang). Tính đến nay, các vùng có dịch đã không lan rộng. Chúng tôi đề nghị Bộ hỗ trợ vắc -xin, tỉnh sẽ hỗ trợ công tiêm phòng cộng với số gà thiệt hại.

Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị:

Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở xã Triệu An (huyện Triệu Phong) làm 1.000 con vịt mắc bệnh và buộc phải tiêu huỷ. Nguyên nhân chính là do chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán nên rất khó kiểm soát. Đáng nói là, thông tin từ cơ sở báo lên rất chậm khiến việc dập dịch trở nên khó khăn. Tôi nghĩ, chúng ta nên có chế tài cụ thể và nghiêm khắc hơn để quản lý thị trường giết mổ cũng như nhập lậu gia súc, gia cầm, có như vậy mới nhanh chóng dập tắt dịch.

Về nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch, ông Anh cho rằng, chủ yếu là do sự lơ là, chủ quan của các cấp chính quyền và người chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Bên cạnh đó, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún của người dân cũng như các địa phương không thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp phòng dịch, nhất là quản lý đàn vịt chạy đồng nên dịch càng có cơ hội lây lan trên diện rộng. Các ổ dịch phát sinh trong thời gian qua chủ yếu là trên vịt, chiếm tới 72%. “Thêm vào đó, việc tiêm phòng vắc -xin đạt tỷ lệ thấp, kỹ thuật chưa đảm bảo, cũng như việc kiểm soát gia cầm nhập lậu qua biên giới gặp nhiều khó khăn đã khiến dịch bùng phát”, ông Anh nhấn mạnh.

Phải kiểm soát được dịch trong tháng 3

Đánh giá về công tác chỉ đạo chống dịch, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Đã trải qua nhiều năm chống dịch nhưng chúng ta vẫn còn tâm lý lơ là, chủ quan trong chỉ đạo, quản lý. Việc tổ chức sản xuất và quản lý đàn gia cầm, công tác giết mổ yếu kém. Trong khi đó, chúng ta thừa thuốc theo cơ số phát về địa phương nhưng công tác tiêm phòng vẫn chưa đạt hiệu quả, một phần do người dân tiếp nhận nhưng lỗi vẫn là do công tác quản lý. Cho tới nay, chúng ta đã tiêu huỷ hơn 50.000 gia cầm, 53 người tử vong/110 ca điều trị. Điều này không chỉ tác động đến sản xuất, thiệt hại tài sản mà cả tính mạng của nhân dân. Chúng ta đang được mùa, đặc biệt là ở Nam Bộ, nhưng chính quyền và người dân không được phép sao nhãng dịch”. Theo Phó thủ tướng, nếu hạn chế được những yếu kém trên thì dịch sẽ được dập tắt. Chúng ta phải đề cao trách nhiệm của hệ thống chính quyền các cấp, trách nhiệm của cá nhân, các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế. Coi công tác tuyên truyền, phòng dịch là nhiệm vụ trọng tâm, đặt lên hàng đầu. Sử dụng sức mạnh tổ chức, nắm bắt thông tin một cách kịp thời về số lượng, nguyên nhân, thiệt hại, từ đó, khoanh vùng để kiểm soát dịch, tránh để tình trạng dịch lây lan rồi mới phát hiện. Bên cạnh đó, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách, khắc phục một cách quyết liệt.

Đại diện tỉnh Quảng Ninh cho rằng, tính đến nay, tỉnh đã cấp 5 tỷ đồng để chủ động phòng chống dịch, xây dựng cơ chế chính sách cho dân tiêu huỷ. Tuy nhiên, Nhà nước cần nghiêm khắc quản lý tình trạng nhập lậu động vật và giống thuỷ sản, đồng thời cần có chế tài xử phạt việc nhập lậu gia súc, gia cầm. Bởi lẽ, hiện chúng ta vẫn chỉ xử phạt hành chính, ngay cả khi số gia cầm nhập lậu trị giá trên 100 triệu đồng vẫn chỉ xử phạt hành chính trong khi với những hàng hoá khác thì xử theo luật hình sự. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, nguyên nhân chính để dịch bùng phát vẫn là do chủ quan. “Địa phương nào thiếu vắc-xin, Bộ sẽ chỉ đạo chuyển vắc-xin ngay, kể cả vắc -xin dự phòng. Vấn đề chính là sự chỉ đạo phải quyết liệt và đồng bộ ở tất cả các cấp. Mục tiêu là trong tháng 3 chúng ta phải kiểm soát được dịch”, ông Phát nói.

Nguyễn Thủy 

Số lần xem trang : 15210
Nhập ngày : 03-03-2009
Điều chỉnh lần cuối : 03-03-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  ƯỚC MƠ TÁO BẠO CỦA MỘT NỮ NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  TRÔM, CÂY TRỒNG TRIỂN VỌNG Ở NINH THUẬN (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  NHỮNG NÔNG DÂN KHMER THỜI HIỆN ĐẠI (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  KINH NGHIỆM DIỆT CÔN TRÙNG GÂY HẠI GIA SÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 10/12/2008) (11-12-2008)

  TRUNG QUỐC: BẢO VỆN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI NUÔI BÒ SỮA (KTNT Online - ngày 8/12/2008) (09-12-2008)

  "VUA" NHÃN Ở BẾN TRE (Báo KTNT - Số 49 ngày 6 - 12/12/2008) (09-12-2008)

  LÀM GIÀU TỪ TRẠI CÁ GIỐNG (Báo KTNT - Số 49 ngày 6/12/2008) (09-12-2008)

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007