ThS. ĐỖ THỊ LỢI Theo thống kê ban đầu của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, đến thời điểm này toàn tỉnh đã có gần 15.000 ha lúa đông xuân có khả năng trỗ sớm vào cuối tháng 2 âm lịch, tức khoảng đầu tháng 4 dương lịch rất dễ gặp các đợt rét muộn làm giảm năng suất.
Do tâm lý sợ rét đậm như năm trước nên một số nông dân đã gieo mạ sớm và cấy sớm hơn so với thời vụ qui định, nhiều trà lúa cấy xong trước Tết Nguyên đán (kể cả các giống lúa thuần ngắn ngày và lúa lai đáng lẽ phải bố trí cho trà xuân muộn).
Thời tiết từ trước Tết đến nay liên tục nắng ấm làm cho cây lúa sinh trưởng thuận lợi, phát triển nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng lúa có nguy cơ trỗ sớm được các nhà khoa học và nhà quản lý ngành nông nghiệp Thanh Hóa đưa ra tại cuộc họp giao ban nông nghiệp mới đây do UBND tỉnh tổ chức. Theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, các biện pháp khẩn cấp đã được đưa ra.
Theo đó, Sở NN-PTNT phân công cán bộ chuyên môn bám sát đồng ruộng để kiểm tra, đánh giá, phân loại các giống lúa đã gieo trước và sau Tết Nguyên đán nhằm đánh giá tình hình sinh trưởng của từng giống, từng trà để có biện pháp chăm bón thích hợp. Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm khuyến nông các huyện và các HTX tổ chức các lớp tập huấn nhằm hướng dẫn bà con nông dân những kỹ thuật cơ bản như cách xác định sớm lúa phân hóa làm đòng; cách thức và liều lượng bón đạm, bón phân qua lá nhằm làm cho cây lúa “trẻ lại”, điều tiết hợp lý chế độ tưới nước, làm cỏ sục bùn để làm đứt bớt rễ nhằm kéo dài thời gian sinh trưởng để cây lúa có thể trỗ trong thời điểm tốt nhất, an toàn nhất (từ 20 đến 30/4/2009).
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, đối với những ruộng lúa đã bắt đầu trỗ lác đác, bà con không nên nhổ để cấy lại (vì đã hết thời vụ cấy) mà nên giữ lại tiếp tục chăm sóc với một chế độ đặc biệt: điều chỉnh mức nước trong ruộng hợp lý (5-7cm), làm cỏ, sục bùn, bón thêm phân đạm (2-3kg/sào) để lúa tiếp tục đẻ nhánh (các nhánh cái nếu trỗ thì không cho thu hoạch mà sẽ tự lụi đi) cây lúa sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và sẽ trỗ đúng thời vụ mong muốn.
Ngay sau cuộc họp giao ban này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống lúa trỗ sớm cho gần 100 cán bộ, khuyến nông viên cơ sở ở 27 huyện, thị và thành phố Thanh Hóa để trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo bà con nông dân thực hiện một cách đồng bộ nhằm đạt kết quả tốt nhất. Chi cục Thủy lợi tỉnh được giao nhiệm vụ chỉ đạo các công ty thủy nông quản lý và cung ứng đủ nước tưới cho nông dân tập trung chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh từ nay đến cuối vụ.
Cùng với hiện tượng lúa trỗ sớm, ngành BVTV cũng cảnh báo nguy cơ sâu bệnh phát triển mạnh, nhất là các đối tượng nguy hiểm như: rầy nâu, bọ trĩ, sâu đục thân, đạo ôn, khô vằn, bạc lá… Ngành đang tập trung chỉ đạo hướng dẫn và cung ứng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh đặc hiệu để bà con phun thuốc diệt trừ, khống chế không để sâu bệnh phát triển trên diện rộng nằm đảm bảo một vụ đông xuân thắng lợi.
Nguyên Khê Số lần xem trang : 16888 Nhập ngày : 05-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam GIỐNG CÀ CHUA CAO SẢN I-66 (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010) NUÔI CHỒN ĐỂ THU CÀ PHÊ CHỒN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2010) (29-06-2010) Chọn đất và phân bón hữu cơ - Yếu tố quyết định trong trồng bưởi (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010) SX phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010) VƯỜN CÂY ĂN TRÁI... HÁI RA TIỀN (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005) Vĩnh Long: Bội thu nhờ giống lúa kháng phèn mặn (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005) NGƯỜI DAO NUÔI NHÍM LÀM GIÀU (Báo NNVN - Số ra ngày 17/6/2010) (11-11-2005) TRỒNG CHANH... XÂY BIỆT THỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2010) (11-11-2005) BẢO QUẢN RAU BẰNG CÔNG NGHỆ MAP (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2010) (11-11-2005) XÁC ĐỊNH ĐỘ PH TRONG NUÔI TÔM, CÁ NƯỚC NGỌT (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2010)(10-11-2005) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|