ThS. ĐỖ THỊ LỢI Mùa xuân là mùa sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung, hoa hồng nói riêng. Tuy nhiên, vào những tháng này nhiệt độ thường thấp, ẩm độ cao do mưa phùn nhiều, cộng vào đó là trời âm u, thiếu ánh sáng là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm bệnh phát sinh, xâm nhập và gây hại trên cây hoa hồng.
Kinh nghiệm của các nhà trồng hoa hồng ở Mê Linh, Tây Tựu (Hà Nội), Đặng Hải (Hải Phòng), Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng)… cho thấy: nếu không có các biện pháp phòng trị hữu hiệu và kịp thời nhiều khi nấm bệnh có thể làm thiệt hại, gây thất thu rất lớn cho người trồng hoa. Theo các nhà khoa học ngành BVTV thì ở nước ta có khoảng 20 loại bệnh nguy hiểm gây hại trên cây hoa hồng do nấm, vi khuẩn và virus gây nên. Các loại bệnh nguy hiểm là bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen và bệnh mốc tro.
+ Bệnh phấn trắng là bệnh nghiêm trọng trên cây hoa hồng, làm giảm hiệu suất quang hợp, giảm sức sống của cây, làm cho lá bị rụng sớm, nụ hoa biến hình, không thể nở được, thậm chí gây chết khô, ảnh hưởng đến phẩm cấp và giảm sản lượng. Bệnh xuất hiện từ tháng 2, hại nặng tháng 3-4. Các giống lá to và mỏng dễ bị nhiễm bệnh như giống hồng đỏ Pháp, Phấn hồng Trung Quốc. Các giống kháng bệnh có Malina, đỏ tươi Trung Quốc, VR1.
Biện pháp phòng trừ: Chọn giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng, làm thông thoáng mặt luống, trồng đúng mật độ, không trồng quá dày để giảm độ ẩm mặt luống, cây và lá nhận được nhiều ánh sáng. Nếu trồng trong nhà lưới, nhà kính cần chú ý tăng cường thông gió, giảm bớt nhiệt độ và độ ẩm. Bón phân cân đối, không bón dư thừa đạm. Ngắt bỏ lá bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây để phun phòng và phun trừ: Vimonyl 72 BTN, Vicarrben 50 DHP, Rovral, Anvil (phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì).
+ Bệnh đốm đen do nấm Dipbocarpon Rose gây ra, gây hại chủ yếu trên lá, thân, cành non, đế hoa. Bệnh thường xuất hiện từ đầu tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5, giảm dần từ tháng 9 đến tháng 10 và ngừng hẳn trong tháng 11. Những vùng có mùa đông ấm áp bệnh phát triển quanh năm. Triệu chứng dễ nhận biết là vết bệnh có hình tròn màu đen hoặc xám, quanh đốm có lớp lông nhung nhỏ, bên ngoài viền vàng. Nếu bị nặng, lá rụng rất nhanh, trơ lại vài lá, làm cây suy tàn và chết. Bệnh có thể gây hại với tỷ lệ lớn, lên tới 80%, thậm chí 100%. Các giống hồng thơm, giống tạp giao với hoa hồng thơm, Trường Xuân thường bị bệnh nặng. Các giống có tính kháng bệnh cao là Kalamo, hồng Hòa Bình, Kisi trắng. Các giống nhiễm nặng có: vàng Trung quốc, Rola, Vạn tuế đỏ, Malina, Samansa, Car đỏ, hồng Đà Lạt.
Biện pháp phòng trừ: Dùng giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cành, lá bị bệnh đem đốt để tránh lây lan. Có thể phun thuốc phòng bệnh trước khi đọt non xuất hiện và phun liên tục, vụ hè mỗi tuần phun 2 lần, bệnh nhẹ 7-10 ngày phun 1 lần. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Anvil 5SC, Daconil 500 SC, Mydobutanil, Flusi Laza (theo hướng dẫn trên bao bì) để phun trừ.
+ Bệnh mốc tro do nấm Botrytis cinerea Pers gây ra, gây hại chủ yếu trên lá non và hoa. Bệnh xuất hiện từ tháng 4, gây hại nặng từ tháng 5 đến tháng 8. Thời kỳ đầu trên chóp lá xuất hiện những đốm nhỏ như giọt nước, trơn nhẵn, hơi lõm xuống rồi dần tạo thành mốc tro dày đặc. Nếu bị nặng, nụ hoa không nở được biến thành màu tối, hoa nát và rụng. Khi độ ẩm không khí cao chỗ bị bệnh tạo thành lớp tro dày đặc. Giống Sonina dễ mắc bệnh nhất.
Biện pháp phòng trừ: Hạ thấp nhiệt độ, giảm thời gian đọng nước trên mặt lá, hủy hết tàn dư bị bệnh, cắt ngắn bớt cành lá bị bệnh là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Trong quá trình bảo quản nên phun GA3 để hạn chế xâm nhiễm của bệnh. Phun phòng bằng các loại thuốc như Sumi-eight 20 ml/bình 10 lít, Boocđô 1%.
+ Bệnh gỉ sắt do nấm Phragmidium mucronatum gây ra, gây hại chủ yếu trên lá và cành tạo thành những đám bào tử màu vàng cam, sau khi vỡ ra thành những bụi phấn màu gỉ sắt vàng. Bệnh gây hại nhiều vào những tháng xuân và đầu mùa hè. Phức bào tử nẩy mầm và xâm nhiễm ở nhiệt độ 18-230C, trên 240C thì bị ức chế, trên 270C không xâm nhiễm.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm thông thoáng vườn bằng cách thông gió cho nhà lưới, cắt bỏ, tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Sử dụng các loại thuốc như Boocđô 1%, lưu huỳnh vôi 500 độ Bômmê để phun phòng khi cây mới ra lộc non.
Nguyên Khê Số lần xem trang : 17183 Nhập ngày : 05-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam BỆNH MAREK Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009) 10 LOẠI KHÍ THẢI NGUY HIỂM VỚI KHÍ HẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (26-03-2009) Cách thử để nhận biết một số loại phân bón thông thường (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (26-03-2009) TRỒNG HÀNH, NUÔI HEO - LÃI XUẤT TRÊN 100 TRIỆU ĐỒNG/NĂM (Báo NNVN - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009) KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ ĐẠO ÔN HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009) XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT GIỐNG LÚA Ở NAM BỘ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009) Quảng Nam: Dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng bùng phát mạnh (Báo NNVN - Số ra ngày 24/3/2009) (24-03-2009) ĐÀI LOAN SẢN XUẤT GẠO 7 MÀU (Báo NNVN - Số ra ngày 24/3/2009) (24-03-2009) NHÍM BIỂN: GIỐNG NUÔI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/3/2009) (24-03-2009) Nuôi cá cảnh biển: Thú chơi công phu và có cơ hội phát triển (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (23-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|