ThS. ĐỖ THỊ LỢI Sau những vụ tôm sú thất bại vì dịch bệnh, một số công ty, hộ dân đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT). So với tôm sú, TTCT lớn nhanh hơn, phát triển tương đối đồng đều, thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, nhưng dễ gặp rủi ro dịch bệnh.
Theo Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Thuận, nếu tôm sú nuôi có trọng lượng 40 – 50 con/kg sẽ không cạnh tranh được với TTCT cùng loại. TTCT có thời gian nuôi rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng đã đạt trọng lượng 80 - 90 con/kg. TTCT đòi hỏi nuôi mật độ dày hơn nhiều so với tôm sú. Như vậy, nếu người nuôi tôm sú thu hoạch cùng thời gian với TTCT sẽ không lãi hoặc bị lỗ do giá vật tư nuôi tôm sú cao hơn, sản lượng lại đạt thấp hơn.
Tuy nhiên, đầu tư ban đầu cho việc nuôi TTCT lại cao hơn nhiều so với nuôi tôm sú. Chỉ tính riêng con giống, nếu nuôi 1 ha, mật độ thả 100 con/m2 thì phải bỏ ra 50 triệu đồng tiền giống, cao gấp 4 lần so với tôm sú. Trường hợp xảy ra dịch bệnh, người nuôi dễ bị trắng tay. Do giá tôm sú xuất khẩu giảm, giá TTCT cũng đã giảm mạnh. Trước đây 1 kg TTCT (cỡ 80 con/kg) có giá 55.000 đồng, nay chỉ còn 45.000 – 48.000 đồng.
Cùng với giá xuống thấp, người nuôi TTCT đang phải đối mặt khó khăn trong khâu tiêu thụ. Hầu hết việc tiêu thụ nguyên liệu đều qua tư thương nên xảy ra tình trạng ép cỡ, ép giá. TTCT thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng Taura, phát sinh dịch lớn, cùng các bệnh khác có thể lây nhiễm sang tôm nuôi bản địa, đồng thời gây hậu quả tiêu cực về môi trường sinh thái.
Thạc sỹ Huỳnh Văn Lâm (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Thuận) khuyến nghị: Những hộ ít vốn, công trình nuôi không đảm bảo, chưa rõ đặc tính TTCT thì không nên nuôi. Hiện chưa có nhiều doanh nghiệp thu mua sản phẩm này, số lượng mua vẫn còn ít; sản phẩm làm ra chủ yếu người nuôi bán cho tư thương hoặc bán lẻ nên càng dễ bị ép giá.
Theo Bộ NN-PTNT, những năm tới tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ cho phép nuôi TTCT để đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu, tận dụng đất đai cùng nhiều điều kiện khác; song cần tránh tình trạng thả nuôi ồ ạt, không đủ điều kiện, dẫn đến rủi ro không đáng có.
Nguyễn Ngọc Bảy Số lần xem trang : 17066 Nhập ngày : 10-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống ngô lai ở phía Bắc vụ đông 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 13/4/2009) (13-04-2009) NÔNG DÂN TỰ CHẾ THUỐC TRỪ SÂU RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 10/4/2009) (13-04-2009) Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc:Giống phải được đấu thầu, mua bán! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009) ĐỒNG NAI: NÔNG DÂN LẠI MÉO MẶT VÌ BẮP KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009) TRUNG QUỐC LAI TẠO BẮP CẢI NHIỀU MÀU SẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 8/4/2009) (08-04-2009) Cỏ Hương Bài - Giải pháp xử lý mới chất thải chăn nuôi (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009) KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009) CÔNG NGHỆ NANO ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009) Cần “kích cầu” cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2009) (07-04-2009) SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 2/4/2009) (03-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|