ThS. ĐỖ THỊ LỢI Ứng dụng kỹ thuật thụ phấn In vitro, hai sinh viên trẻ ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã giảm thời gian nhân giống hoa ly (Lily) từ nửa năm xuống còn ba tháng.
giống hoa chất lượng cao, đa dạng, số lượng nhân giống nhiều gấp trăm lần các phương pháp truyền thống. Với kết quả này, Lê Thị Thuý Nga, 24 tuổi và Nguyễn Thị Thanh Hoa, 23 tuổi, vinh dự nhận giải nhì cuộc thi Vifotec 2008.
Mỗi lần thất bại là một lần thêm kinh nghiệm
Việt Nam có môi trường và điều kiện khá thuận lợi để trồng hoa ly. Tuy nhiên, việc nhân giống loài hoa nay mất khá nhiều thời gian (khoảng 6 tháng). “Liệu có cách nào để nhân nhanh giống, tạo ra giống hoa chất lượng cao, đa dạng, giảm chi phí? Câu hỏi đó đã thôi thúc chúng tôi tìm tòi cách nhân giống hoa này”, Thúy Nga - người chịu trách nhiệm chính đề tài - nói.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu bắt tay săn lùng mẫu hoa ly. Hoa làm mẫu phải đảm bảo nhụy đầy, nhiều phấn, đa dạng về màu sắc”, Nga cho biết.
Có được mẫu hòa, nhóm nghiên cứu tiến hành ứng dụng kỹ thuật thụ phấn In vitro và cứu phôi để nhân giống hoa. Phương pháp này được tiến hành theo các bước: khử trùng mẫu hoa và các dụng cụ thí nghiệm; thụ phấn cho hoa thông qua việc cắt ngắn vòi nhụy, thụ phấn giá noãn và cấy ghép bầu nhụy; cuối cùng tiến hành cứu phôi bằng việc tách hạt non đặt vào môi trường nuôi cấy để tạo điều kiện cho phôi non sinh trưởng và phát triển.
Điều khó khăn khi thực hiện đề tài là khâu nhận biết phôi trong hạt giống. Trong một quả ly có không biết bao nhiêu hạt mà hạt nào có phôi lá điều khó nhận biết. Thời gian đầu, nhóm liên tục thất bại. Khi thì hạt không có phôi, khi thi cấy ghép, thụ phấn không đạt được như mong muốn. “Nhiều lúc chán nản tưởng đã bỏ cuộc nhưng được sự động viên của giáo viên và bạn bè, chúng tôi lại cố. Và sau mỗi lần thất bại, chúng tôi lại đúc rút được kinh nghiệm cho những lần nhân giống sau”, Thúy Nga tâm sự.
Giảm 50% chi phí cho người trồng hoa
Sau ba tháng nghiên cứu, nhóm thành công khi cho ra đời cây lai mới có sức sống khoẻ và khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu Việt Nam. Tiếp theo, nhóm thực hiện việc tách củ và cung cấp đến tay người trồng hoa.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, giảng viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội, phương pháp lai tạo giống hoa ly bằng kỹ thuật thụ phấn In vitro và cứu phôi sẽ thúc đẩy thị trường hoa ly ở Việt Nam. Củ giống có thể nhân thành hàng trăm con giống khác. Tất cả quy trình này chỉ mất ba tháng, một ưu thế mà với những cách thông thường khó có thể thực hiện được. Phương pháp này không chỉ cho phép giữ lại giống ly bản địa mà còn có thể tạo ra những giống mới, đa dạng về màu sắc.
Song song với việc nhân giống, nhóm đang nghiên cứu để hoàn thiện các bước xử lý tiếp theo trong quy trình trồng hoa nhằm phổ biến tới người nông dân. “Vì con giống được tách từ các củ và lát cắt từ củ của cây lai nên phương pháp này sẽ giúp người nông dân tiết kiệm được 50% chí phí giống và các dịch vụ chăm bón”, Thúy Nga khẳng định.
Số lần xem trang : 15240 Nhập ngày : 11-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn ƯỚC MƠ TÁO BẠO CỦA MỘT NỮ NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008) TRÔM, CÂY TRỒNG TRIỂN VỌNG Ở NINH THUẬN (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008) NHỮNG NÔNG DÂN KHMER THỜI HIỆN ĐẠI (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008) KINH NGHIỆM DIỆT CÔN TRÙNG GÂY HẠI GIA SÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 10/12/2008) (11-12-2008) TRUNG QUỐC: BẢO VỆN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI NUÔI BÒ SỮA (KTNT Online - ngày 8/12/2008) (09-12-2008) "VUA" NHÃN Ở BẾN TRE (Báo KTNT - Số 49 ngày 6 - 12/12/2008) (09-12-2008) LÀM GIÀU TỪ TRẠI CÁ GIỐNG (Báo KTNT - Số 49 ngày 6/12/2008) (09-12-2008)
|