Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7356
Toàn hệ thống 9161
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Với lợi thế về địa hình, nguồn nước cũng như được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, có thể nói Tây Nguyên là nơi hết sức lý tưởng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên xem ra, các địa phương trong vùng vẫn chưa phát huy hết lợi thế này.

 

Tây Nguyên có tiềm năng mặt nước để nuôi trồng thủy sản hết sức dồi dào. Thống kê năm 2007 cho thấy, cả vùng có 56.236 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó Đăk Lăk 7.570 ha, Đăk Nông 932 ha, Lâm Đồng 15.360 ha, Gia Lai 11.400 ha và Kon Tum là 20.974 ha.

Con số trên chưa phản ánh hết tiềm năng thực tế về nuôi trồng thủy sản ở Tây Nguyên: Diện tích tiềm năng này còn tăng thêm rất nhiều do còn có hàng trăm dự án xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ trên địa bàn, tạo nên những hồ chứa nước lớn, có thể phát triển nghề nuôi cá trên các hồ chứa theo các hình thức như thả cá trong hồ chứa, nuôi cá lồng trong hồ chứa, nuôi cá trong các eo ngách…

Ngoài ra còn tận dụng nước xả để phát triển nuôi cá tập trung mang tính công nghiệp ở Tây Nguyên. Bên cạnh lợi thế về diện tích mặt nước thì Tây Nguyên còn là vùng khí hậu không quá lạnh và ổn định quanh năm, rất dễ dàng cho cá nuôi phát triển. Điển hình là vùng Đà Lạt rất thích nghi với việc nuôi cá nước lạnh có giá trị cao; nhiều tỉnh trong vùng cũng đã thí điểm nuôi mới các loại cá hồi, cá tầm, cá thát lát, cá bống tượng… bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế khá.

Một thuận lợi cũng rất lớn cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở Tây Nguyên, đó là ở đây gần như đã chủ động sản xuất giống nuôi. Tây Nguyên hiện có 11 trại sản xuất cá bột, hàng năm sản xuất 800 triệu - 1 tỷ con. Số cơ sở sản xuất giống cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép) đã sản xuất được lượng cá bột đủ cung ứng cho địa phương, thậm chí còn xuất được cá bột đến vùng chuyên sản xuất giống cá truyền thống như Đồng Nai, Sông Bé…

Hầu hết các tỉnh Tây Nguyên còn chưa có trung tâm sản xuất giống thủy sản cấp tỉnh. Các cơ sở sản xuất giống, dịch vụ nghề nuôi, đánh bắt thủy sản còn nghèo nàn, kỹ thuật và tập quán sản xuất của đồng bào các dân tộc và nông dân hết sức lạc hậu.

Bộ máy quản lý ngành thủy sản chưa được tổ chức thống nhất theo hệ thống; nhân lực cho nghề nuôi thủy sản còn thiếu, yếu cả về công tác quản lý và chuyên môn kỹ thuật. Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển thủy sản chưa được coi trọng (cả khâu sản xuất, quản lý chất lượng giống và thức ăn), chưa quy hoạch được vùng nuôi tập trung...

Tuy nhiên phải nhìn nhận một điều là trên thực tế thì diện tích mặt nước đang được khai thác để nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Tây Nguyên là rất… khiêm tốn. Từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng tăng từ 5,1 ngàn ha lên 12,2 ngàn ha (gấp 2,22 lần), năm 2008 lên 17.905 ha (tăng 3,5 lần). Trong đó đáng chú ý là Đăk Lăk nuôi được 6.810 ha, chiếm 38%, Gia Lai nuôi được 6.530 ha (chủ yếu là hồ chứa: 5.330 ha), chiếm 36%. Mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản ở Tây Nguyên còn thấp, song do thuận lợi về nhiều mặt nên sản lượng thủy sản nuôi ở đây đạt khá cao: Năm 2000 sản lượng nuôi thủy sản toàn vùng đạt 10.268 tấn (5,1 ngàn ha), năm 2007 đạt 18.289 tấn (12,2 ngàn ha), đến năm 2008, mặc dù sản lượng có giảm nhưng vẫn đạt mức 16.763 tấn.

So với con số thống kê được năm 2007 về tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Tây Nguyên (56.236 ha) thì diện tích đang nuôi trồng thủy sản ở đây là quá ít (17.905 ha). Điều này phản ánh việc nuôi trồng thủy sản ở Tây Nguyên trong những năm qua phát triển chậm, không tương xứng tiềm năng và nguồn lực của vùng.

Trần Đăng Lâm

Số lần xem trang : 16940
Nhập ngày : 16-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống ngô lai ở phía Bắc vụ đông 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 13/4/2009) (13-04-2009)

  NÔNG DÂN TỰ CHẾ THUỐC TRỪ SÂU RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 10/4/2009) (13-04-2009)

  Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc:Giống phải được đấu thầu, mua bán! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  ĐỒNG NAI: NÔNG DÂN LẠI MÉO MẶT VÌ BẮP KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  TRUNG QUỐC LAI TẠO BẮP CẢI NHIỀU MÀU SẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 8/4/2009) (08-04-2009)

  Cỏ Hương Bài - Giải pháp xử lý mới chất thải chăn nuôi (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  CÔNG NGHỆ NANO ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  Cần “kích cầu” cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2009) (07-04-2009)

  SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 2/4/2009) (03-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007