Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7889
Toàn hệ thống 9692
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Có một thực tế là giá TĂCN SX Việt Nam thường cao hơn các nước trong khu vực. Và đã có không ít lời "hiệu triệu" các DN giảm giá bán TĂCN nhưng chưa được đáp lại. Phải chăng đã đến lúc mở toang cửa cho thức ăn NK vào ép giá thức ăn nội địa xuống? 

 

Bài I. Đỉnh điểm của cuộc “so găng”

Nếu có cuộc bình bầu về mức độ nóng, “đừng đốt, bên trong đã có lửa” thì tờ trình của Chủ tịch Hiệp hội TĂCN, ông Lê Bá Lịch gửi Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát là một văn bản như vậy.

Ông Lịch đã không giấu nổi cảm xúc tức giận lây với hàng trăm hội viên của mình khi ông Nguyễn Hữu Dũng- Phó Chủ tịch kiêm TTK Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) báo cáo với Bộ trưởng Bộ NN- PTNT: “Các DN sản xuất thức ăn đang lãi lớn. Đặc biệt là các tập đoàn, Cty nước ngoài đang chi phối đẩy người nuôi cá, DN chế biến thuỷ sản vào cảnh thua thiệt”… “Nếu DN sản xuất thức ăn không giảm giá, chúng tôi mua nguyên liệu thô trên thế giới để gia công và tự sản xuất”.

"Ông Dũng báo cáo sai sự thật, gây phản cảm cho nhiều DN sản xuất thức ăn”- ông Lịch nói. Theo ông Lịch, ngành TĂCN gặp một loạt những khó khăn như giá nguyên liệu tăng “bất tử”, bán hàng trả chậm, nợ đọng hàng nghìn tỉ, lãi suất ngân hàng cao và đặc biệt là giá mua cá của nông dân ĐBSCL quá thấp.

Trong tờ trình gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát, ông Lịch nhận xét mà không hề có ý định kìm chế rằng: “Giá mua cá quá thấp trong suốt năm 2008, người chăn nuôi thua lỗ. Lỗi này tại ai? Chắc ông Dũng phải biết. Nếu không biết thì đừng “tâu” sai sự thật, giấu trách nhiệm. Chế biến xuất khẩu mà không gắn xây dựng nguyên liệu, phân phối lợi nhuận giữa các khâu sản xuất ra sản phẩm, không minh bạch, không hài hoà lợi ích giữa các bên khó mà có sản phẩm lớn, chất lượng cao, giá ổn định. Khó mà tránh được tình trạng rẻ mua, đắt bỏ, ép cấp, ép giá người nuôi tranh mua, tranh bán, làm khổ dân, buộc Chính phủ phải hỗ trợ giúp dân…".

Ông Lịch trình bày tiếp: "Tại sao giá mua cá của nông dân chỉ có 11.500-13.000đ/kg? Liệu với giá mua cá ấy, nông dân có duy trì nghề nuôi cá để các nhà mua và chế biến xuất khẩu? Năm 2008, xuất khẩu 650.000 tấn cá tra và cá ba sa nhưng có tới 96 Cty chế biến xuất khẩu ra nước ngoài tranh giành khách hàng. Tại sao không tập hợp họ lại bàn bạc thống nhất chào giá? Tư duy kinh tế, tổ chức sản xuất kiểu hàng xay, hàng xáo “rẻ mua đắt bỏ” làm lớn thế nào được?”.

Để thêm sức nặng thuyết phục, ông Chủ tịch Hiệp hội TĂCN còn tỉ mỉ so sánh giá TĂCN ở ta với Thái Lan và Trung Quốc qua khảo sát giá của Tập đoàn CP: “TĂCN của Tập đoàn CP bán tại VN cao hơn tại Thái Lan, Trung Quốc cũng chỉ 5-7%. Nhiều lý do chi phối: giá thuê đất xây dựng NM ở VN 25-40 USD/m2, ở Thái Lan là 0,5 USD/m2; Cơ sở hạ tầng cảng xuất nhập khẩu VN kém, chi phí cao…, các loại tiêu cực phí vô hình chi phối giá thành TĂCN VN tăng cao 5-7% là một thực tế không tránh khỏi”.

Tại cuộc Hội thảo bàn chuyện giảm giá thức ăn thủy sản, ông Lê Bá Lịch đã thẳng thắn: “Ở nước ta, cơ chế trói nhiều thứ lắm. Lúc giá nguyên liệu thế giới thấp nhất hồi cuối năm ngoái, DN muốn hợp đồng mua về trữ, sản xuất thì thiết chế tài chính lại siết chặt, không cho vay để mất cơ hội mua hàng giá rẻ, mất cơ hội hạ giá mạnh thức ăn chăn nuôi. Giờ nguyên liệu lại đang tăng, không biết sắp tới giá thức ăn sẽ còn đi về đâu nữa”…

Ngược lại với quan điểm "bảo vệ" DN TĂCN nội địa, ông Vũ Văn Dũng- Quyền Cục trưởng Cục Nuôi trồng Thuỷ sản lại muốn mở thật rộng cửa cho nhập TĂCN thành phẩm vào nước ta để ép các DN thức ăn nội địa giảm giá: “Những năm trước giá thức ăn cho tôm chiếm khoảng 55-60% giá thành sản xuất nay đã lên 60-65%, cá tra trước 65-70% nay là 70-80% cho thấy giá thức ăn thủy sản của chúng ta đang có vấn đề, nó cao quá khiến cho rủi ro cao, nhiều người chăn nuôi bỏ trắng ao, hầm. Hiện nay, chính sách của chúng ta đã có nhiều ưu đãi cho ngành sản xuất thức ăn, giảm nhiều thứ thuế rồi nên không còn cái gì để kiến nghị giảm nữa do chỉ còn mỗi thuế VAT mà giá thức ăn vẫn cao…

Điều quan trọng với sản xuất thức ăn thuỷ sản trong nước là với nhiều ưu đãi hiện có như thuế TNDN, thuế nguyên liệu, khai thác nguyên liệu và nguồn nhân lực giá rẻ trong khi nhà nhập khẩu không được lợi thế gì mà nhiều khi hàng nhập vẫn giá rẻ hơn. “Thằng” nhập chắc chắn chất lượng đảm bảo và ổn định hơn hàng của nhiều cơ sở sản xuất trong nước rồi”.

Dương Đình Tường

Số lần xem trang : 16984
Nhập ngày : 16-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỤNG TRÁI CAM, CHANH (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

  PHÁT HIỆN GIỐNG CHÈ LẠ Ở LÀO CAI (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

  GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/5/2009) (25-04-2009)

  CHUYỆN HAI THUẬN CHẾ GIÀN PHUN THUỐC DIỆT RẦY NÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  MÓN ĂN CHỐNG NÓNG CHO VẬT NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  KINH NGHIỆM NUÔI CÁ TRẮM ĐEN (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  NUÔI CÁ THÁC LÁC CƯỜM Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (25-04-2009)

  Thủy sản VN bị "nói xấu", sao NAFIQAD im lặng? (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (23-04-2009)

  AN GIANG: NUÔI CÁ THÁC LÁC VÁC VỀ ... ĐÔ LA (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009)

  PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI BẰNG NẤM BỆNH (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007