Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5099
Toàn hệ thống 5539
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sau năm 1975, nhiều nông dân tự sáng tạo ra những máy suốt lúa thế hệ mới. Những cải tiến cơ bản là thùng suốt lớn hơn, máy chạy bằng động cơ dầu có công suất lớn, máy chạy được trên đường lộ như xe tải nhỏ, đặc biệt là răng trên bông trục là những thanh sắt dẹp và được gắn nghiêng chứ không phải là những thanh sắt tròn gắn đứng như trong máy suốt chạy xăng.

 

Nhai lúa

Sau năm 1975, nhiều nông dân tự sáng tạo ra những máy suốt lúa thế hệ mới. Những cải tiến cơ bản là thùng suốt lớn hơn, máy chạy bằng động cơ dầu có công suất lớn, máy chạy được trên đường lộ như xe tải nhỏ, đặc biệt là răng trên bông trục là những thanh sắt dẹp và được gắn nghiêng chứ không phải là những thanh sắt tròn gắn đứng như trong máy suốt chạy xăng.

Từ máy suốt lúa nông dân thường gọi “máy nhai” được áp dụng vì lúa bó sau khi gặt được đẩy toàn bộ vào thùng suốt và đầu ra là hạt lúa đã được quạt sạch ra theo sàng lắc và rơm được phóng ra xa. Đây là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ suốt lúa. Người được ghi công đầu là bác Ba Khoái ở An Giang. Vào đầu thập niên 80, nhà nước có tổ chức một cuộc thi máy suốt lúa. Có năm đơn vị tham gia, trong đó có bốn đơn vị nhà nước và duy nhất chỉ có một hợp tác xã tư nhân của bác Ba Khoái. Trong kỳ thi này, bác Ba Khoái đã đạt giải nhất.

Những năm sau đó, loại máy nhai này trở nên phổ biến khắp đồng ruộng ở miền Tây. Vào giữa thập niên 80, có những chuyên gia Ấn Độ sang công tác dài hạn để giúp Viện lúa ĐBSCL. Trong đó, một chuyên gia là TS Kandaswami thuê nguời vẽ chi tiết kiểu máy nhai này lúc đó đang rất phổ biến ở vùng Ô Môn, Cần Thơ. Thì ra sau này chúng tôi hiểu ra là loại máy nhai của Việt Nam tốt hơn máy Ấn Độ vào lúc bấy giờ.

Hiện nay trong vùng có rất nhiều cơ sở tư nhân, HTX sản xuất máy nhai với nhiều mẫu mã kiểu dáng khác nhau. Hầu như không ai có bản quyền, họ cũng không cần có ngành công nghiệp phụ trợ, họ cũng chưa cần có ngành luyện kim mạnh, nhưng họ vẫn tồn tại và phát triển. Nhu cầu xã hội vẫn đang cần. Hiện ở ĐBSCL những đội cắt lúa mướn hàng trăm người vẫn liên kết với những chủ máy nhai họat động nhộn nhịp vào mùa gặt. Hàng ngày để thu hoạch lúa chín trên đồng cho nông dân ở bất cứ nơi đâu, dù ở vùng sâu vùng xa nào họ cũng tới làm dịch vụ.

Loại máy nhai này được những người Cambodia đặt mua hàng loạt với giá khỏang 5.000 USD/chiếc và xuất sang Thái Lan với giá khoảng 10.000 USD/chiếc. Nông dân Thái Lan rất thích máy nhai Việt Nam để suốt đậu nành. Mỗi năm riêng ba huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành thuộc tỉnh An giang xuất bán được khoảng 300 chiếc sang Cambodia và Thái Lan. Chúng tôi tự hỏi tại sao các HTX sản xuất máy nhai không đăng ký thương hiệu hợp pháp để xuất sang Thái Lan chính thức và tiến đến xuất sang thị trường rộng lớn là châu Phi?

Máy gặt đập liên hợp (GĐLH)

Đến những năm cuối của thế kỷ 20, nhiều cá nhân và tập thể nghiên cứu đã chế tạo máy gặt đập liên hợp. Có người nhập máy cũ từ Nhật Bản và Hàn quốc về thử nghiệm, có người tự thiết kế mẫu mã riêng nhưng đều không thành công. Mốc quan trọng nhất là chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động thành công là của anh Nguyễn Đức Hoàng, ngụ tại ấp Bình An 2, xã An Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Anh là một nông dân chỉ học đến lớp 5. Năm 2003, anh mua chiếc máy gặt xếp dãy để đi cắt lúa mướn. Trong quá trình đi làm thuê, anh quan sát thấy các máy nhai hoạt động rất tốt và hiệu quả. Anh nghĩ tại sao mình không nghĩ cách kết hợp hai chiếc máy gặt xếp dãy và máy nhai để cho ra lúa hạt luôn mà không phải gom lúa thủ công và công cho ăn vào máy nhai.

Anh Hoàng tự vẽ kiểu và nghĩ là nếu thất bại thì tháo ra và vẫn còn được một chiếc máy gặt xếp dãy và một chiếc máy nhai. Khi trình bày bản vẽ cho các cơ sở cơ khí tại An Giang, không ai chịu nhận làm do sợ mất uy tín khi thất bại. Cuối cùng có một cơ sở cơ khí ở Ô Môn (Cần Thơ) nhận làm giúp anh nhưng với điều kiện là họ không chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng mà chỉ phân công một công nhân làm dưới sự chỉ đạo của anh Hoàng. Cuối cùng thì chiếc máy đã hoàn thành và anh Hoàng đã đi thu hoạch lúa thuê nhiều nơi từ Hòn Đất (Kiên Giang), Châu Thành, Tri Tôn (An Giang).

Quan sát thấy máy hoạt động tốt trên đồng ruộng, ông Bảy Bụng, một chủ xưởng cơ khí nông nghiệp chuyên sản xuất máy nhai tại cầu số 5, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành (An Giang) giúp anh sản xuất ra chiếc máy GĐLH thứ hai. Khi về thu hoạch tại Vĩnh Bình, tình cờ một kỹ sư tên Ngô Văn Quá phát hiện và báo cáo với Sở Khoa học công nghệ An Giang. Sở đã ủng hộ anh Hoàng một đề tài nghiên cứu và đã nghiệm thu. Sở khuyến khích anh đăng ký kiểu dáng công nghiệp và xin cấp bằng sáng chế nhưng anh đã từ chối. Theo quan niệm của anh, làm để giúp ích cho bà con nông dân, cho xã hội là được rồi nên không đăng ký làm gì, vì chỉ là một việc nhỏ. Máy anh Hòang cho năng suất 3 ha/ngày và tỷ lệ hao hụt chỉ với 1%.

Có một mốc quan trọng nữa là anh Út Máy Cày đạt giải nhất trong cuộc thi máy gặt đập liên hợp do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức trong vụ hè thu năm 2007 tại Kiên Giang. Trước đó Bộ cũng đã từng tổ chức hội thi nhưng các máy tham dự chưa thể hiện được ưu điểm vượt trội so với phương pháp cắt thủ công kết hợp với máy nhai. Đặc điểm cơ bản của máy Út Máy Cày là máy nhẹ chỉ khoảng 1,4 tấn, đường cắt rộng 2m, công suất 3ha/ngày, tỷ lệ hao hụt không đáng kể và đặc biệt máy lội được trên đất ướt vụ hè thu tốt và cắt được lúa đổ ngã. Út Máy Cày tên thật là Huỳnh Văn Út, ngụ tại ấp An Lạc, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Anh chuyên sữa chữa máy cày hàng chục năm. Anh mua những máy gặt đập liên hợp cũ của Nhật Bản, Hàn Quốc về sử dụng một số bộ phận, thay đổi một số chi tiết khác để cho máy phù hợp trong điều kiện đồng ruộng Việt Nam. Máy của anh Út Máy Cày đã thắng đối với các máy khác kể cả máy nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dương Văn Chín

Số lần xem trang : 16946
Nhập ngày : 17-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  GIẢI PHÁP CHĂM SÓC LÚA ĐÔNG XUÂN NĂM NAY (Báo NNVN - Số ra ngày 6/3/2009) (06-03-2009)

  NGƯỜI PHỤ NỮ TRỞ THÀNH TỈ PHÚ TỪ MÔ HÌNH VAC (Báo NNVN - Số ra ngày 6/3/2009) (06-03-2009)

  BÌNH ĐỊNH KHÔNG "PHÓ MẶC" DÂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  BÀI HỌC THẤT BẠI NUÔI ỐC HƯƠNG Ở NINH THUẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  ĐỂ GIẢM CÔNG LAO ĐỘNG THU HOẠCH ĐẬU NÀNH (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI HOA HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  CUNG CẤP VITAMIN A BẰNG GẠO HẠT VÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  LÀM MEO NẤM, XÂY NHÀ 3 TỶ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  THANH HÓA KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG LÚA ĐÔNG XUÂN TRỖ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  Thủ tướng yêu cầu thu mua hết lúa gạo cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007