ThS. ĐỖ THỊ LỢI 1. Trong thức ăn hỗn hợp của thỏ cho thêm 8 – 12% đường gluco có thể trung hòa sự không hợp vị trong thức ăn hỗn hợp cho thỏ, kích thích sự thèm ăn, khiến thỏ ăn nhiều hơn, nhanh chóng tăng cân, thông thường có thể tăng trọng lượng cơ thể của thỏ trưởng thành cao hơn khoảng 25%, đồng thời giảm sự kén ăn của thỏ, tránh gây lãng phí thức ăn.
2. Tăng sức đề kháng cho thỏ: Thêm 8 – 12% đường gluco trong thức ăn có thể tăng sức đề kháng cho thỏ, tăng tốc độ hấp thụ thức ăn từ đó tăng năng lượng, ngoài ra còn có thể bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ các tế bào gan không bị tác động của các nhân tố có hại, tăng cường khả năng chống chịu đối với các bệnh truyền nhiễm và ngộ độc, giảm tỉ lệ mắc bệnh của đàn thỏ, hiện tượng tử vong không rõ nguyên nhân cũng giảm rõ rệt.
3. Tăng tỉ lệ sinh thỏ cái: Trước khi thỏ mẹ lai giống 12 ngày, gia tăng 20 – 30 gam đường gluco vào thức ăn hàng ngày của thỏ, hoặc pha vào nước cho thỏ uống, sau khi lai giống xong thì ngừng cho uống có thể khiến tỉ lệ sinh thỏ cái tăng 12%.
4. Hồi phục thể trạng của thỏ non, yếu: Thêm 15% đường gluco vào thức ăn của thỏ non, yếu có thể gia tăng sự thèm ăn của thỏ, về cơ bản khiến thỏ nhanh hồi phục thể trạng.
5. Phòng tránh các bệnh: Từ lúc thỏ mẹ mang thai được 20 ngày tuổi cho tới 2 ngày sau khi thỏ mẹ sinh, có thể cho thêm 20 gam đường gluco vào thức ăn hàng ngày của thỏ có thể phòng tránh được các bệnh phát sinh trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.
6. Tăng hiệu quả uống thuốc: Thỏ vốn rất nhạy cảm khi thấy có vị lạ trong thức ăn, do trộn lẫn thuốc phòng bệnh, thỏ thường không muốn ăn, nếu như trộn thêm 15% đường gluco trong hỗn hợp thức ăn + thuốc đó có thể khiến thỏ không chán ăn, bảo đảm thỏ được uống thuốc đầy đủ. Nếu cho thỏ uống thuốc nước, có thể pha thêm đường gluco vào dung dịch thuốc sẽ kích thích sự thèm uống của thỏ, làm tăng hiệu quả uống thuốc.
Văn Nguyễn Số lần xem trang : 16926 Nhập ngày : 17-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009) BỆNH TYLCV LÀ GÌ? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009) KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÀN KÉO GIEO THẲNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009) QUẢN LÝ TỔNG HỢP LÚA CAO SẢN GIAI ĐOẠN CUỐI VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009) CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009) DỊCH BỆNH GREENING HỦY HOẠI VƯỜN CÂY CÓ MÚI ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (13-02-2009) NHẬT BẢN: BIẾN PHÂN GIA SÚC THÀNH NHIÊN LIỆU CHẠY MÔTÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009) NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THỨC ĂN, CHUỒNG TRẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009) Thu gom trứng - cách diệt ốc bươu vàng hiệu quả nhất (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009) LỢN RỪNG & NHỮNG ĐIỀU NGỘ NHẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|