Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 10582
Toàn hệ thống 11926
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Những năm qua, đời sống của đồng bào dân tộc miền núi đã được cải thiện đáng kể bởi nhiều chương trình, dự án của Chính phủ được triển khai, tuy nhiên, tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao. Vì vậy, một trong những mục tiêu Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mà Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa trình Chính phủ hướng đến là chấm sẽ dứt tình trạng thiếu đói lương thực vào năm 2012, đặc biệt chú trọng đảm bảo an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Ông Ngọc cho biết:

 

Nhờ những thành tựu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật nên sản lượng lương thực trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Năm 2000, tổng sản lượng lương thực cả nước mới đạt 38,1 triệu tấn thì đến năm 2008 đã tăng lên 52,4 triệu tấn. Chúng ta luôn giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, tính đến năm 2007, cả nước vẫn còn 6,7% hộ thiếu đói, trong đó nông thôn có tỉ lệ 8,7%. Đặc biệt, vẫn còn 1 triệu đồng bào dân tộc miền núi thiếu gạo thường xuyên. Việc đưa ra các chủ trương, chính sách phù hợp sẽ góp phần đảm bảo an ninh lương thực, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số là đối tượng đang rất cần sự quan tâm, trợ giúp.

Theo ông, mục tiêu Đề án An ninh lương thực đưa ra đến năm 2012 là sẽ chấm dứt tình trạng thiếu lương thực liệu có khả thi trong khi tỉ lệ nghèo đói trong vùng đồng bào dân tộc miền núi vẫn còn khá lớn?

Mặc dù nước ta có dư thừa gạo để xuất khẩu nhưng một bộ phận người dân vẫn gặp khó khăn trong sản xuất. Mục tiêu của đề án là làm thế nào để mọi người dân đều có đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng, không để dân đói. Đó là sự phấn đấu của cả cộng đồng, của cả hệ thống chính trị, cơ chế chính sách, bằng những giải pháp mang tính đột phá.

Căn cứ vào đâu khi cho rằng đề án đưa ra sẽ mang tính khả thi?

Người nghèo là đối tượng được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị quyết 30a về hỗ trợ cho 61 huyện nghèo nhất, trong đó chủ yếu là các huyện ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống, đã thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước. Vấn đề là tổ chức triển khai thực hiện như thế nào để đạt được kết quả cao, mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào.

Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực với đối tượng này cần thực hiện như thế nào cho hiệu quả?

Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa không chỉ khó khăn về điều kiện sản xuất, cơ sở vật chất mà còn hạn chế trong việc tiếp thu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Cho nên, Đảng và Nhà nước giành sự ưu ái rất rõ, thông qua các chương trình, dự án như 135, 134... Tuy nhiên, không chỉ hỗ trợ đồng bào dân tộc bằng lương thực, mà quan trọng hơn phải hướng dẫn, đào tạo cho đồng bào biết cách tổ chức sản xuất để họ có thu nhập ngay trên mảnh đất của mình mới đảm bảo tính bền vững. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tập trung nỗ lực của các cấp, ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương, và cả sự cố gắng phấn đấu của đồng bào các dân tộc. Trong đó, khâu tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định hàng đầu.

Trên cơ sở đề án đưa ra, cần được cụ thể hóa thành các dự án như dự án khuyến nông cho người nghèo, hỗ trợ lương thực, giống. Việc triển khai phải hướng tới đối tượng là bà con dân tộc thiểu số.

Để đảm bảo an ninh lương thực, cây chủ lực vẫn là lúa và ngô, ngoài ra còn các thực phẩm khác. Với điều kiện canh tác khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa cần phát triển nông nghiệp theo hướng nào cho phù hợp?

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu đói lương thực ở vùng miền núi là do điều kiện canh tác quá khắc nghiệt trong khi việc điều tiết lương thực giữa các vùng lại gặp khó khăn. Vì vậy, ngoài việc cải thiện hệ thống phân phối lương thực, giúp người dân vùng cao, vùng sâu tiếp cận lương thực, cần khuyến khích việc sản xuất lương thực tại chỗ. Với những vùng này, chúng ta cần khuyến khích bà con trồng ngô, đậu tương hay cây công nghiệp để từ cây công nghiệp tạo ra thu nhập, từ đó có tiền mua gạo, thực phẩm đảm bảo cuộc sống. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân phải trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện thời tiết, khí hậu của từng địa phương.

Xin cảm ơn ông!

Quốc Tảo (thực hiện)

Số lần xem trang : 15226
Nhập ngày : 17-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  ƯỚC MƠ TÁO BẠO CỦA MỘT NỮ NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  TRÔM, CÂY TRỒNG TRIỂN VỌNG Ở NINH THUẬN (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  NHỮNG NÔNG DÂN KHMER THỜI HIỆN ĐẠI (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  KINH NGHIỆM DIỆT CÔN TRÙNG GÂY HẠI GIA SÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 10/12/2008) (11-12-2008)

  TRUNG QUỐC: BẢO VỆN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI NUÔI BÒ SỮA (KTNT Online - ngày 8/12/2008) (09-12-2008)

  "VUA" NHÃN Ở BẾN TRE (Báo KTNT - Số 49 ngày 6 - 12/12/2008) (09-12-2008)

  LÀM GIÀU TỪ TRẠI CÁ GIỐNG (Báo KTNT - Số 49 ngày 6/12/2008) (09-12-2008)

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007