Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9888
Toàn hệ thống 11150
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Đồng bằng sông Cửu Long với 44% diện tích là đất phèn, chiếm 1,68 triệu ha, là vùng canh tác khó khăn cho việc sản xuất cây lương thực, đặc biệt là cây lúa.

 

Để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược mới là 38 triệu tấn lúa gạo vào năm 2010, việc khai thác triệt để các vùng đất phèn cho sản xuất lúa gạo là hết sức cần thiết. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, hàng năm ĐBSCL có 3-6 tháng ngập lụt nên nước ngọt được dùng để cải tạo thường xuyên tính độc của phèn.

Nhờ vậy, các vùng đất nhiễm phèn như Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười với việc sử dụng những giống lúa mới kháng phèn, ngắn ngày và phù hợp điều kiện sản xuất đã góp phần đưa sản lượng lúa ĐBSCL tăng lên nhanh và ổn định. Bên cạnh các giống lúa AS996, OM2395, OM2717 đã được canh tác nhiều năm trên các vùng đất này thì MTL499 là giống mới đã gặt hái được nhiều thành công trong thời gian qua.

MTL499 là kết quả lai tạo thành công của Viện Phát triển đồng bằng - Trường ĐH Cần Thơ theo chiến lược chọn giống cho các vùng trồng lúa có điều kiện đất khắc nghiệt. MTL499 có tên gốc L259-4-17-1-1-N, được lai tạo năm 1998 từ việc kết hợp đặc tính cực ngắn ngày và gạo xuất khẩu của cây mẹ là CK96 với giống lúa nhập ngoại thích nghi rộng lúc bấy giờ là IR64. Sau nhiều mùa chọn lọc cá thể, dòng lai được quan sát sơ khởi đồng thời ở Viện PTĐB và Trại giống Bình Đức tỉnh An Giang. Tại đây, giống đã thể hiện đặc tính tốt và được Khảo nghiệm Quốc gia (VCU) vào ba mùa vụ trong hai năm 2006-2007 tại 5 địa điểm ở các tỉnh thành phía Nam.

Kết quả khảo nghiệm sản xuất trong ba vụ giai đoạn 2006-2007 ở cả hai vùng phù sa và phèn mặn cho thấy giống lúa MTL499 cho năng suất tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng OMCS2000 và đối chứng AS996. Ngoài ra, với dạng hình được bà con nông dân ưa chuộng, tính thích nghi tốt với các cơ cấu mùa vụ như hai lúa một màu hoặc ba lúa, giống được đánh giá là thích hợp tại các địa phương An Giang, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Đặc biệt, giống đã sinh trưởng tốt và cho năng suất khá cao khi thử nghiệm ở hai vùng đất nhiễm phèn nặng là Tân Thạnh, Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) và Thoại Sơn, Tri Tôn (An Giang).

Hiện nay MTL499 đã được cơ cấu vào nhiều vùng trồng lúa trọng điểm của ĐBSCL, đặc biệt đối với vùng đất khó khăn. Riêng một số vùng phù sa ngập trũng bà con nông dân cần điều chỉnh bớt mức độ phân đạm, thay vào đó bổ sung hàm lượng kali trong đợt bón phân cuối để phòng ngừa hiện tượng yếu rạ, nhằm bảo toàn năng suất cuối cùng.

Giống MTL499 cũng hoàn toàn có khả năng phát triển trong vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, thay thế những giống cũ bị ảnh hưởng bởi dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.

MTL499 được đánh giá tính chống chịu rầy nâu và bệnh cháy lá ngay giai đoạn đưa vào. Kết quả đánh giá trong dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá năm 2006-2007 cho thấy MTL499 là giống lúa có khả năng chống chịu khá tốt so với các giống lúa đưa vào sản xuất tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. Do được di truyền tính kháng các loại sâu bệnh chính từ cây mẹ CK96, giống MTL499 tỏ ra an toàn với sâu bệnh một cách ổn định qua nhiều mùa vụ. Kết quả này đã giúp giống MTL499 được nông dân chấp nhận nhanh chóng trong sản xuất tại các tỉnh trên.

Đánh giá tổng hợp về giống này, Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng Nam Bộ đã đề xuất giống lúa MTL499 là giống triển vọng đáp ứng được những mục tiêu như ngắn ngày, chịu được phèn mặn, năng suất cao, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá, gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và cần phổ biến trong sản xuất tại vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ.

Bảng: Tóm tắt đặc tính giống MTL499

Đặc điểm

Mùa vụ

Đông Xuân

Hè Thu

Thời gian sinh trưởng (ngày)

90-95

90-95

Chiều cao (cm)

92

92

Số bông/m2

384

300

Trọng lượng 1.000 hạt (g)

26

26

Năng suất (tấn/ha)

6,5-7,5

4,5-5,5

Chống chịu rầy nâu (cấp)

5

2

Chống chịu đạo ôn (cấp)

4

5

Chống chịu mặn (4%o)

3

3

Giống lúa MTL499 đã được Cục Trồng trọt - Bộ NN và PTNT đưa vào danh sách tổ chức nhân giống lúa cho năm 2008 tại các tỉnh thành Nam bộ. MTL499 cũng đã được công nhận cho sản xuất thử vào tháng 12/2008 và Viện PTĐB - Trường Đại học Cần Thơ đang làm thủ tục trình Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức.

ThS. Ông Huỳnh Ánh Nguyệt

Số lần xem trang : 16965
Nhập ngày : 23-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/5/2009) (08-05-2009)

  BẢO TỒN CÁ QUÝ TRONG AO CÁ BÁC HỒ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  CHẾ BIẾN THỊT QUẢ CÀ PHÊ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  MÁY GẶT ĐẬP "MADE IN HAI TÍNH" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  MÁY CUỘN ÉP RƠM LÚA CER5070 (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  HAI GIỐNG DƯA CHUỘT LAI MỚI CHO CHẾ BIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  "CHA ĐẺ" CÁ CHÌNH BÔNG ĂN NỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  CÁCH CHO VŨ SỮA RA TRÁI SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

  SẼ CÓ TIÊU CHUẨN CHO NGƯỜI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

  TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÓC GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007