Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 10341
Toàn hệ thống 12132
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Năm nay do điều kiện thời tiết đặc biệt, nắng nóng và mát lạnh xen kẽ kéo dài trong các tháng 2 - 3 - 4 và đầu tháng 5 là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá và bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh phát triển. Hiện nay bệnh đạo ôn lá hại lúa đã xuất hiện ở nhiều địa phương, trong thời gian tới có thể gây thành dịch lan ra trên diện rộng gây thiệt hại mùa màng cho nhà nông.

 

1. Nhận biết

Trên lá: Vết bệnh đầu tiên giống vết dầu nhỏ màu xanh tái, sau phát triển thành hình thoi, bầu dục, tròn; rìa vết bệnh có màu nâu đỏ, ở giữa màu bạc trắng. Bệnh hại nặng các cổ lá lúa xếp sít nhau, phiến lá bệnh xòe ngang màu vàng đỏ, sau khô trắng, cây lúa lùn xuống.

Vết bệnh trên bông: Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh với triệu chứng các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm bông lúa bị lép trắng hoàn toàn giống sâu đục thân 2 chấm. Nếu bệnh xuất hiện muộn khi hạt đã vào chắc sẽ gây hiện tượng gẫy cổ bông làm các hạt bị lửng, lép, giảm 20 - 70% năng suất lúa cuối vụ.

Vết bệnh ở hạt: Không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác.

2. Kỹ thuật phòng trừ

Xin giới thiệu một số nhóm thuốc, loại thuốc thương phẩm đặc hiệu phòng, trừ bệnh đạo ôn hại lúa có tác dụng cao hiện nay.

Nhóm thuốc phòng bệnh là chính, trị được bệnh mới phát sinh (cấp 1 - 2) gồm có hoạt chất Tricyclazole, thuốc thương phẩm có tên: Beam 20WP; Trizole 20WP; Blascide 20WP... tác dụng nội hấp phòng bệnh rất tốt, hiệu lực dài 10 - 15 ngày sau phun thuốc.

Nhóm thuốc trị bệnh là chính, phòng bệnh kém: Có hoạt chất Iprobenfos (tên thuốc thương phẩm Kitazin 40EC; Kitazin-P 30EC; IBP 50EC...); hoạt chất Edifenphos (Newhinosan 30EC; EDDP 50EC); hoạt chất Kasugamycin (Kasumin 2%; Kasurabcide 3%; Kasai 2%; Kasuran 3%...), chủ yếu là trị đạo ôn khi bệnh xuất hiện. Hiệu lực trừ bệnh ngắn 5 - 7 ngày sau khi phun nếu không gặp mưa to.

Nhóm thuốc vừa phòng, vừa trị tốt bệnh đạo ôn: Hoạt chất Isoprothiolane tên thương phẩm Fuji-one 40EC; Fujiolan 50EC... hoặc các loại thuốc hỗn hợp 2 hoặc 3 nhóm trên có tên thương phẩm: Bump 650WP; Kabim 30EC; FILIA-525EC... tác dụng nội hấp, tiếp xúc vừa phòng, vừa trị rất tốt bệnh đạo ôn hại lúa, hiệu lực kéo dài 10 - 20 ngày sau khi phun thuốc.

Phòng bệnh: Khi thấy thời tiết mát, mưa nhiều, ruộng lúa biểu hiện thừa đạm, lá xanh thẫm, giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn nên phun phòng bằng một trong các loại thuốc sau: Beam 20WP; Trizole 20WP; Fuji-one 40EC; Bump 650WP; FILIA-525EC; Kabim 30EC…

Trị bệnh: Vết bệnh điển hình, bệnh C3 trở lên phun phòng trừ bằng các loại thuốc Fujione 40EC; Bump 650WP; FILIA-525EC; Kabim 30EC… Trong thực tế bà con nông dân phát hiện bệnh đều đã muộn, đa số cấp bệnh ở C3 trở lên nên phun các loại thuốc này sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Liều lượng, nồng độ: Nếu phun thuốc lần đầu, phun phòng khi bệnh chưa xuất hiện hoặc bệnh nhẹ (cấp bệnh C1-C2) phun theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Khi bệnh nặng, phun thuốc nhiều lần cần tăng nồng độ 1,5 lần hoặc thay thuốc khác tránh hiện tượng quen thuốc của nấm bệnh. Phun 1 - 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày tùy mức độ nặng của bệnh.

Nguyễn Văn Duy

Số lần xem trang : 16937
Nhập ngày : 25-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống ngô lai ở phía Bắc vụ đông 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 13/4/2009) (13-04-2009)

  NÔNG DÂN TỰ CHẾ THUỐC TRỪ SÂU RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 10/4/2009) (13-04-2009)

  Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc:Giống phải được đấu thầu, mua bán! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  ĐỒNG NAI: NÔNG DÂN LẠI MÉO MẶT VÌ BẮP KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  TRUNG QUỐC LAI TẠO BẮP CẢI NHIỀU MÀU SẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 8/4/2009) (08-04-2009)

  Cỏ Hương Bài - Giải pháp xử lý mới chất thải chăn nuôi (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  CÔNG NGHỆ NANO ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  Cần “kích cầu” cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2009) (07-04-2009)

  SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 2/4/2009) (03-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007