ThS. ĐỖ THỊ LỢI Lịch sử ngành công nghiệp nuôi gà của Nhật Bản đã bước sang một giai đoạn mới, quốc gia này đã áp dụng một số kỹ thuật mới trong công nghiệp nuôi gà thịt và gà đẻ trứng. Sau đây xin giới thiệu một vài kỹ thuật đó:
Phương pháp miễn dịch tròn đời từ khi gà nở đến khi được 18 ngày tuổi, trên vỏ trứng chọn một điểm tùy ý, dùng giấm làm mềm điểm đó, sau đó tiêm một liều vacxin phòng bệnh vào phôi thai, khi gà con nở ra về cơ bản đã có trong mình khả năng phòng bệnh trọn đời.
Trong vòng 15 ngày khi trứng nở, cho gà con uống thêm nước đường, thêm 8% dung dịch đường mía (đường sucroza) vào trong nước uống của gà, việc làm này khiến tỉ lệ tử vong của gà giảm đi một nửa.
Trong vòng 24 giờ sau khi gà nở chưa thể ăn uống được, tiến hành cắt mào gà mái không chỉ có thể tiết kiệm được thức ăn mà còn tránh được các loại tổn thương ở mào gà sau khi gà trưởng thành; tăng 4% tỉ lệ đẻ trứng ở gà mẹ sau khi bắt đầu sinh sản.
Cắt cánh vỗ béo gà thịt: Lựa chọn những con gà con khỏe mạnh khi chúng được 2 – 20 ngày tuổi, 2 tiếng đồng hồ trước khi cắt cánh dừng ăn, dừng uống cho gà đồng thời dùng dây buộc chặt trước sau cánh gà, để phòng chảy máu quá nhiều, sau đó dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần cánh từ khớp xương, chỗ vết thương bôi bột kháng viêm và thuốc tím. Sau đó đặt gà ở nơi yên tĩnh có ánh sáng yếu, nhiệt độ ấm, hai ngày sau cho ăn cho uống, 1 tuần sau thì thả chung vào đàn. Loại gà không cánh này tiêu hao năng lượng ít, sinh trưởng nhanh, cơ bắp rắn chắc, tăng giá trị gà thịt.
Cho gà ăn Colin: Cho thêm chất Colin nồng độ 0,05% vào thức ăn của gà có thể tăng tỉ lệ đẻ trứng, trọng lượng trứng bình quân tăng 2,8 gam.
Thay đổi ảnh sáng trong vòng một tháng đầu khi gà mẹ đẻ trứng, lấy 28 giờ đồng hồ làm một ngày chu kì, cứ 12 giờ chiếu sáng lại có 16 giờ không có ánh sáng hoán đổi cho nhau, sự đẻ trứng có thể tăng bình quân 10%, đồng thời vỏ trứng sẽ chắc hơn, tỉ lệ đẻ trứng nhỏ là rất ít.
Văn Nguyễn Số lần xem trang : 17037 Nhập ngày : 30-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : 30-03-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam THỦY SẢN VIỆT NAM LÀ NGÀNH HỘI NHẬP KHÁ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) TẠO RA GIỐNG THUỐC LÁ NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) TRUNG QUỐC: LẠI TÌM RA GENE GIÚP LÚA ĐẠT SIÊU NĂNG SUẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 31/3/2009) (02-04-2009) QUY TRÌNH BÓN PHÂN NPK CHO LÚA HT Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009) CẦN KIỂM SOÁT RẦY PHẤN TRÊN KHOAI TÂY VÀ CÀ CHUA (báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009) NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI LÀM GIẢM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009) TS Nguyễn Thị Lưu - đồng tác giả LVN 99: Họ coi thường bản quyền tác giả quá! (Báo NNVN - Số ra ngày 27/3/2009) (30-03-2009) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp ở Lâm Đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009) PHÂN BIỆT THỎ ĐỰC VÀ THỎ CÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009) BỆNH MAREK Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|