Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 11575
Toàn hệ thống 13028
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trước hung tin LVN 99 bị làm giả trắng trợn ở Tuyên Quang, TS Nguyễn Thị Lưu- người sinh thành ra giống ngô này đã lên tận hiện trường để nhận ra một sự thực đau xót: đứa con tinh thần của các nhà khoa học đã bị nhân bản bất hợp pháp một cách rất…. chính quy.

 

Thưa bà, với tư cách là đồng tác giả LVN 99 (tác giả chính là GS.TS Ngô Hữu Tình) bà có thể cho độc giả biết kỹ hơn lai lịch giống này?

LVN99 được GS.TS Ngô Hữu Tình và cộng sự nghiên cứu từ năm 1999, được công nhận tạm thời năm 2002, công nhận chính thức năm 2004. Đặc điểm vượt trội của giống này là ngắn ngày, chịu hạn, tính thích ứng rộng, có thể đưa vào 2 vụ sản xuất chính, trong điều kiện thâm canh đạt 7-8 tấn/ha, đặc biệt là màu hạt đỏ đậm rất đẹp.

Chính vì nó chín sớm, ngắn ngày, năng suất cao lại có màu hạt rất đẹp nên tranh chấp được thời điểm bán với những giống dài ngày, có giá bán luôn cao hơn. Hơn thế nữa giống này thân dai, chống đổ tốt, không gãy đôi khi gặp gió như một số giống, khi thu hoạch lá vẫn còn xanh, tận dụng tốt làm thức ăn cho trâu bò cho vụ đông nên được bà con nông dân nói chung và nhất là đồng bào miền núi đặc biệt ưa chuộng. LVN99 là giống chủ lực của Viện Nghiên cứu Ngô, mỗi năm tiêu thụ cả ngàn tấn…

Theo bà, nguồn gốc của số ngô bố mẹ để sản xuất LVN99 giả có thể xuất phát từ đâu?

Địa bàn hợp tác SX với Viện rất lớn, gồm nhiều đơn vị, HTX nên quản lý nếu chưa chặt, nhất là ở khâu SX bố mẹ hoặc SX dòng, có thể dẫn đến thất thoát.

Là  người trực tiếp lên trại Đồng Thắm ở Tuyên Quang điều tra, bằng cảm quan tôi thấy đó đúng là giống bố mẹ của LVN99. Đặc điểm của cây ngô bố là lá hơi trơn, gân lá chính hơi trắng, lá cứng, dựng, thân thấp; cây ngô mẹ lá mềm hơn, mặt lá có lông tơ, xanh hơn, thân cao hơn hẳn.

Khi hỏi dân tại sao lại trồng ngô hàng bố đưa ra giáp bờ ruộng còn mẹ trồng ở bên trong họ bảo trồng thế mới lấy được phấn. Đúng là bố LVN99 thấp hơn do đó nếu trồng ở hàng giữa cây mẹ sẽ lấn ánh sáng, phấn khó rơi xuống gặp râu của bắp mẹ.

Hỏi tiếp họ làm mấy vụ rồi thì được trả lời đã làm vụ trước rồi, hạt màu đỏ đậm đẹp lắm. Giống bố được gieo sau giống mẹ 2-3 trà (đợt) cũng đúng với đặc điểm của LVN99 bởi gieo thế lúc nào cũng có phấn để thụ đủ cho bắp cây mẹ vì một hàng bố có thể đảm nhận 4 hàng mẹ.

Bà nhận xét thế nào về luận điểm của đơn vị trồng ngô khi khăng khăng đây là giống của…Trung Quốc?

Không đời nào người ta cho không mình giống mà phải có liên doanh, liên kết mới có trồng thử, vậy văn bản, hợp đồng liên doanh, liên kết đâu? Để ra đời một giống ngô nhà khoa học mất hàng chục năm mày mò nghiên cứu, đấy là thuận buồm xuôi gió, nếu trắc trở có khi cả đời cũng không được một giống nào. Mà để cho ra một giống được thị trường chấp nhận rộng rãi như LVN99 lại càng khó khăn gấp bội phần.

Với tư cách là đồng tác giả, bà nghĩ sao về bãi SX ngô nghi là LVN99 ở Tuyên Quang bị huỷ hoại một cách phũ phàng?

Bóc ngọn cây ở bãi SX ra tôi thấy đã có cờ dài cỡ 1cm, chứng tỏ sắp trổ cờ, phun râu rồi. Ngô rất tốt, không có lý gì mà hủy chúng đi. Có lẽ họ sợ để lại sẽ là bằng chứng không thể chối cãi vì nó là LVN99 nên phải hủy.

Họ đã quá coi thường bản quyền của tác giả. Tôi nghĩ, một giống ngô nói riêng, giống cây nói chung là tâm huyết của cả đời chúng tôi, của những nhà khoa học, là vốn liếng, tài sản của đơn vị SXKD có bản quyền nên rất cần pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt.

Họ chối bay chối biến. Gạn hỏi mãi đây là giống gì, người bảo không biết, người bảo… LVN10 nhưng LVN10 bố cao hơn mẹ, bằng con mắt nghề nghiệp, tôi chắc chắn đây là LVN99.

Xin cảm ơn bà!

Dương Đình Tường

Số lần xem trang : 16811
Nhập ngày : 30-03-2009
Điều chỉnh lần cuối : 30-03-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KINH NGHIỆM TRỒNG BÍ LẤY NGỌN (Báo NNVN - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  PHÒNG TRỊ BỆNH HÀ HẠI KHOAI LANG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  CHĂM SÓC PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN HEO RỪNG LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008)

  PHƯƠNG PHÁP MỚI CANH TÁC NGÔ TRÊN ĐẤT DỐC (Báo NNVN - Số ra ngày 10/12/2008) (10-12-2008)

  TẦM QUAN TRỌNG VIỆC SÁT TRÙNG CHUỒNG TẠI CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 10/12/2008) (10-12-2008)

  PHÒNG UỐN VÁN CHO BÊ SƠ SINH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/12/2008) (09-12-2008)

  Bộ trưởng NN - PTNT Cao Đức Phát: Bám sát diễn biến thị trường để chỉ đạo SX (BNNVN - Số ra ngày 9/12/2008) (09-12-2008)

  KIÊN GIANG: NUÔI TÔM HAY CUA ĐỀU ĐIÊU ĐỨNG (BNNVN - Số ra ngày 9/12/2008)(09-12-2008)

  LÂM ĐỒNG: XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CHO 189 LOÀI LAN RỪNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/12/2008)(08-12-2008)

  XÂY DỰNG GÁC LỬNG NUÔI HEO (Báo NNVN số ra ngày 8/12/1008)(08-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007