Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 862
Toàn hệ thống 2657
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang là vấn nạn nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới.

 

Phải xử lý chất thải của sản xuất chăn nuôi. Đúng vậy, nhưng xử lý bằng những công cụ, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ, ….., thậm chí mẹo gì thì chưa có cơ quan nào hệ thống và hướng dẫn đầy đủ cho người chăn nuôi nên trên thực tế, ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang hiện hữu một cách thách thức.

Trong các kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi hiện mới chỉ thường được nhắc đến công nghệ Biogas nhưng thực tế thì không phải chỉ có công nghệ khí sinh học là tối ưu, là thay thế được tất cả các phương pháp khác, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra, còn chưa kể đến giá thành đắt, công nghệ nhập từ nhiều nguồn khác nhau hiện còn chưa thống nhất, đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết kỹ thuật, ….

Nhưng nếu ngành chăn nuôi tập trung hơn vào phát huy nội lực, hoàn thiện và nâng cao nhiều giải pháp truyền thống để sử dụng hiệu quả hơn, phát huy tối đa kinh nghiệm, kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khác, … thì cũng đã có khá nhiều phương pháp hữu hiệu sử dụng được ngay cho công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra mà giá thành lại rẻ, dễ sử dụng. Một trong những cách ấy là sử dụng cây Hương Bài, một loài cỏ có thể mọc hoang dễ dàng ở mọi vùng miền trên cả nước.

Loại thực vật này mang nhiều tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, cỏ Vetiver còn được gọi là cỏ Hương Bài hay còn gọi là cỏ Hương lau với nguồn gốc chủ yếu từ Philippine, Thái Lan hoặc thuộc dòng Nam Ấn.

 Cỏ Vetiver (tên khoa học là Vetiveria zizanioides thuộc họ Andropogoneae) đã được Ngân hàng thế giới triển khai trồng từ những năm 1980 tại Ấn Độ nhằm mục đích giữ đất và nước. Hơn 20 năm qua, cỏ Vetiver như một loài sinh vật kỳ lạ thu hút các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về sức sống mãnh liệt đến đặc biệt của nó.

Đến nay việc sử dụng hệ thống cỏ Vetiver được nhiều nước khuyến cáo sử dụng như một biện pháp kỹ thuật sinh học nhằm ổn định đất ở các sườn dốc, mái dốc, xử lý nước thải, xử lý những vùng đất ô nhiễm, cải thiện môi trường, …nhiều lợi ích khác như ép lấy tih dầu dùng làm mỹ phẩm, dược phẩm (sản lượng dầu Vetiver đạt 250 tấn/năm, giá 80-250 USD/kg), làm thức ăn chăn nuôi ở giai đoạn còn non có giá trị tương đương cỏ mật và cỏ Kikuyu, hấp dẫn để tiêu diệt nhiều loài sâu bọ phá hoại hoa màu, ngăn ngừa lớp cỏ dại, giữ đất, nước, cải tạo đất, làm chất độn chuồng, phân xanh, bảo vệ các cồn cát ven biển, làm đồ thủ công mỹ nghệ, lợp nhà, làm gạch, làm dây buộc, làm cây cảnh, ….

Nếu như những năm đầu mọi người biết đến Vetiver là loại cỏ chống xói mòn, giữ đất, nước thì gần đây mọi người lại đang nhắc nhiều đến Vetiver với chức năng xử lý chất thải khá hữu hiệu của nó. Ứng dụng cỏ Vetiver xử lý nước thải là một công nghệ xử lý bằng thực vật được đánh giá là một công nghệ  rất mới, sáng tạo và rất có triển vọng. Đây là một biện pháp đơn giản, dễ làm, rất kinh tế, hiệu quả và rất tự nhiên.

Do hiệu quả cao, đơn giản, kinh tế nên hệ thống cỏ Vetiver (Vetiver System – VS) đã được ứng dụng tại hơn 100 nước trên thế giới.VS cải thiện chất lượng nước thải và xử lý nước bị ô nhiễm bằng cách giữ lại bùn đất, còn rác rưởi bị trôi theo dòng nước; Hấp thụ kim lọai nặng và các chất gây ô nhiễm; Khử độc các hóa chất nông, công nghiệp và tiêu thụ lượng lớn nước thải (6,861 lít nước/1 kg sinh khối khô cỏ Vetiver/ngày).

Cỏ Vetiver lần đầu tiên được dùng để xử lý nguồn chất thải từ các nhà vệ sinh ở Oxtralia vào năm 1996 với kết quả cứ trồng 100 khóm cỏ Vetiver/50m2 đủ để tiêu giải hết lượng nước thải từ một khu vệ sinh ở một công viên. Ở Oxtralia và Trung Quốc đã công bố két quả thực nghiệm trồng 3,5 ha cỏ Vetiver có thể xử lý 4 triệu lít mỗi tháng trong mùa hè và 2 triệu lít mỗi tháng trong mùa đông. Ổtalia đã xử lý rất hiệu quả khối lượng lớn nước thải công nghiệp bằng cỏ Vetiver tới 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò.

Cỏ Vetiver có khả năng đặc biệt về xử lý ô nhiễm nước là do nó có thể hấp thụ nhanh chóng các kim loại nặng và các chất dinh dưỡng khác trong nước và có thể chịu được những chất này dù ở hàm lượng rất cao. Tuy hàm lượng những chất này trong cỏ Vetiver nhiều khi không cao như ở một số giống cây siêu tích tụ khác nhưng do nó phát triển rất nhanh và cho năng suất rất cao (năng suất cỏ khô đạt tới 100 tấn/ha/năm) nên cỏ Vetiver có thể tiêu giảm một lượng chất dinh dưỡng và kim loại nặng lớn hơn rất nhiều so với phần lớn các giống cây siêu tích tụ khác.

Riêng về xử lý nước thải cho chăn nuôi thì ví dụ ở Quảng Đông – Trung Quốc là một ví dụ rất điển hình. Trung Quốc vốn là một nước nuôi nhiều lợn nhất thế giới, riêng tỉnh Quảng Đông có tới 1.600 trại lợn, trong đó có hơn 130 trại sản xuất hơn 10.000 con lợn thịt mỗi năm. Mỗi trại lợn này xả ra 100 – 150 tấn nước thải mỗi ngày. Cỏ Vetiver đã đồng chiến thắng với cỏ Cyperus Alternifolius trong việc xử lý hữu hiệu lượng nước thải khổng lồ này khi được trồng thử nghiệm ở các bãi ngập nước thải nuôi lợn với 10 giống cỏ khác. 

Ở Việt Nam, cỏ Vetiver thực ra đã được du nhập rất lâu những chủ yếu được trồng để lấy tinh dầu. Từ năm 1999, mạng lưới Vetiver Việt Nam do ông Ken Crismier (chuyên gia của Mạng lưới Vetiver quốc tế -TVNI) làm điều phối viên được chính thức thành lập. Đến năm 2001 -2003, sau nhiều thí nghiệm thành công thì Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Giao thông vận tải  mới cho phép sử dụng cỏ Vetiver vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở các công trình giao thông.

Tuy nhiên, gần đây đã bước đầu có một số thử nghiệm tại một nhà máy chế biến thủy sản cho kết quả hàm lượng Nitơ tổng số giảm 91% sau 72 giờ và gần đây nhất là công bố của các tác giả Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Duy Chinh, Nguyễn Việt Thắng – Trường Đại học Khoa học Huế thì khả năng xử lý nước thải của Vetiver được khẳng định thêm ở Việt Nam và được khuyến cáo sử dụng rộng rãi. Theo kết quả nghiên cứu này, hàm lượng oxy hòa tan (DO) sau xử lý bằng cỏ Vetiver tăng từ 2,95mg/l đến 4,93mg/l trong 12 ngày, hiệu suất đạt tới 67,12%.

Ngược lại nhu cầu oxy hóa học (COD) lại giảm đáng kể, từ 420 mg/l xuống còn 120 mg/lit sau 12 ngày xử lý và đã giảm 1,92 lần so với trướckhi xử lý. Hàm lượng Ni tơ cũng giảm 1,94 lần, hàm lượng P cũng giảm 2,503 lần so với trước khi xử lý. Nguồn nước sau khi xử lý có giá trị các thông số kỹ thuật hầu hết đạt TCVN 5945 – 2005 loại B, điều này chứng tỏ cỏ Hương Bài có khả năng xử lý chất thải chăn nuôi lợn rất hữu hiệu, rẻ tiền và dễ nhân rộng.

Ths. Đào Lệ Hằng

Số lần xem trang : 17056
Nhập ngày : 07-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  GIẢI PHÁP CHĂM SÓC LÚA ĐÔNG XUÂN NĂM NAY (Báo NNVN - Số ra ngày 6/3/2009) (06-03-2009)

  NGƯỜI PHỤ NỮ TRỞ THÀNH TỈ PHÚ TỪ MÔ HÌNH VAC (Báo NNVN - Số ra ngày 6/3/2009) (06-03-2009)

  BÌNH ĐỊNH KHÔNG "PHÓ MẶC" DÂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  BÀI HỌC THẤT BẠI NUÔI ỐC HƯƠNG Ở NINH THUẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  ĐỂ GIẢM CÔNG LAO ĐỘNG THU HOẠCH ĐẬU NÀNH (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI HOA HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  CUNG CẤP VITAMIN A BẰNG GẠO HẠT VÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  LÀM MEO NẤM, XÂY NHÀ 3 TỶ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  THANH HÓA KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG LÚA ĐÔNG XUÂN TRỖ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  Thủ tướng yêu cầu thu mua hết lúa gạo cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007