Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9839
Toàn hệ thống 11643
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Ngày nay do thị hiếu của người tiêu dùng thích các loại rau quả non tơ mỡ màng, to mập, không có vết sâu bệnh hại... nên người trồng rau đã lạm dụng các loại hoá chất nông nghiệp để bón và phun cho các loại rau quả thiết yếu trong tiêu dùng hàng ngày.

 

Dưới đây là vài đặc điểm để nhận biết một số loại rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do lạm dụng quá nhiều các loại hoá chất nông nghiệp:

Rau muống

 

Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.

 

Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

 

Giá đỗ

 

Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.
 

 

Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô)

 

Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí mầu xanh nhạt, lá mầu xanh đen... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

 

            Rau cần

 

Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến mầu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.

           Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván...)

 

Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.

Võ Hưng

Số lần xem trang : 14977
Nhập ngày : 08-04-2009
Điều chỉnh lần cuối : 08-04-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Sức khỏe và đời sống

  KHỎE ĐẸP NHỜ ... CHANH (23-09-2009)

  8 LOẠI HOA QUẢ NAM GIỚI NÊN THƯỞNG THỨC (25-05-2009)

  BÍ ĐỎ: MÓN ĂN CỦA MÙA THI (25-05-2009)

  MÓN ĂN, BÀI THUỐC TỪ CÁ TRẮM (23-04-2009)

  THUỐC QUÝ TRÁI NHÀU(24-03-2009)

  CÁCH CHỮA LOÉT MIỆNG BẰNG ĐÔNG Y (24-03-2009)

  TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HẠT ĐẬU ĐEN (19-03-2009)

  CỦ CẢI CHỮA HO (25-02-2009)

  ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ MẤT TIẾNG, KHẢN TIẾNG (12-02-2009)

  ĐỂ PHÒNG CHỐNG TÁO BÓN HÃY DAY HUYỆT THIÊN KHU (12-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007