Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 10724
Toàn hệ thống 12494
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Vụ đông 2008, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 35 giống ngô lai mới được lai tạo trong nước và nhập nội của 10 cơ quan tác giả trong mạng lưới khảo nghiệm ngô Quốc gia ở phía Bắc.

 

NHẬN XÉT CÁC GIỐNG NGÔ

Bộ 1

Giống qua khảo nghiệm 3 vụ

SSC5130: TGST (123 ngày) dài hơn giống đối chứng (ĐC) LVN4 và C919. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp cao trung bình, độ đồng đều khá, bộ lá xanh đậm. Bắp thon dài, hạt dạng đá, màu vàng da cam. Khả năng chịu úng trung bình, nhiễm nhẹ sâu bệnh. Năng suất trung bình tại các điểm đạt 51,38 tạ/ha thấp hơn so với C919 và cao hơn LVN4.

CH06-8: TGST (122 ngày) tương đương LVN4 và C919. Cây sinh trưởng phát triển trung bình, độ thuần khá, bắp ngắn, tỉ lệ kết hạt 61,5%, bị sâu đục thân, đục bắp (điểm 1-2), nhiễm khô vằn 8,3%. Hạt dạng bán răng ngựa màu vàng da cam. Năng suất trung bình đạt 45,58 tạ/ha thấp hơn 2 ĐC LVN4 và C919.

Đắc nguyệt số 2: TGST (121 ngày) tương đương LVN4 và C919. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp trung bình, cây sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều khá (điểm 2,0), độ che kín bắp (điểm 1,4), bắp to dài, tỉ lệ kết hạt khá 66,0%, nhiễm nhẹ sâu bệnh, chịu úng khá. Năng suất trung bình các điểm đạt 50,09 tạ/ha, cao hơn so với LVN4 và thấp hơn C919.

MB069: TGST (120 ngày) tương đương LVN4 và C919. Cây sinh trưởng phát triển (STPT)khoẻ, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp cao, độ đồng đều cao (điểm 1,5), bắp to dài, tỉ lệ kết hạt 66,2%, độ che kín bắp (điểm 1,3), dạng hạt đá, màu vàng da cam. Năng suất trung bình tại các điểm đạt 53,29 tạ/ha, cao hơn 2 ĐC LVN4 và C919.

BC42521: TGST (120 ngày) tương đương giống ĐC LVN4 và C919. Cây STPT khoẻ, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp cao, độ thuần khá (điểm 1,7), bắp to dài, độ che kín bắp (điểm 1,3), tỉ lệ kết hạt 66,4 %, dạng hạt bán đá màu vàng da cam, nhiễm nhẹ sâu bệnh. Năng suất trung bình các điểm đạt cao 52,34 tạ/ha, thấp hơn so với C919 và cao hơn LVN4.

SB 07 - 70: TGST (124 ngày) dài hơn giống ĐC LVN4 và C919. Cây STPT khỏe, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp cao trung bình, độ đồng đều khá, bộ lá xanh đậm. Bắp thon dài, hạt dạng bán đá, màu vàng. Khả năng chịu úng khá, nhiễm nhẹ sâu bệnh, Năng suất trung bình tại các điểm đạt 48,37 tạ/ha, tương đương giống LVN4 và thấp hơn so với C919.

Giống qua khảo nghiệm 1-2 vụ

Gồm có giống KK575, SB07-210, SA501, 222, LVN146 và LVN886 cho thấy giống SB07-210 và LVN46 có những đặc điểm nông học tốt, cây sinh trưởng phát triển khoẻ, năng suất đạt khá.

Bộ 2 

Giống qua khảo nghiệm 2 vụ

Gồm có giống Thịnh ngô 5, Thịnh ngô 7, Thịnh ngô 8, Thịnh ngô 9, Thịnh ngô 10, Thịnh ngô 99, Thịnh ngô 15 và NT6346, chúng tôi thấy giống Thịnh ngô 5, Thịnh ngô 9, Thịnh ngô 99 và NT6346 có triển vọng.

Thịnh ngô 5: TGST (121 ngày) tương đương LVN4 và C919. Cây STPT khoẻ, cao cây, độ đồng đều khá, lá xanh đậm, bắp to dài, độ che kín bắp (điểm 1,6), dạng hạt bán đá màu vàng, nhiễm nhẹ sâu bệnh, nhiễm bệnh khô vằn (3,2%), chịu úng tốt. Năng suất trung bình đạt 55,97 tạ/ha, cao hơn 2 giống ĐC.

Thịnh ngô 9: TGST (119 ngày), ngắn hơn so với LVN4 và C919 từ 2 – 3 ngày. Chiều cao cây cao, cây STPT, độ đồng đều khá (điểm 2,0), độ che kín bắp (điểm 1,4), bắp to dài, tỉ lệ kết hạt 64,4%, nhiễm nhẹ sâu bệnh, nhiễm bệnh khô vằn 3,5 %. Năng suất trung bình các điểm đạt 55,09 tạ/ha, tương đương C919 và cao hơn LVN4.

NT6346: TGST (122 ngày) tương đương LVN4 và C919. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp cao, độ đồng đều khá (điểm 1,7), bắp thon dài, tỉ lệ kết hạt 62,9%, dạng hạt bán răng ngựa màu vàng da cam. Sâu đục thân, đục bắp (điểm 1- 2), nhiễm khô vằn 4,1%. Năng suất trung bình tại các điểm đạt 50,67 tạ/ha, thấp hơn so với 2 ĐC.

Giống qua khảo nghiệm 1 vụ

Gồm có giống NT6326, HV105 và HV125 chưa thể hiện ưu điểm nổi trội trong vụ đông 2008.

Bộ 3

Giống qua khảo nghiệm 3 – 4 vụ

DK9901: TGST (123 ngày) tương đương ĐC LVN4 và C919. Chiều cao cây trung bình, cây sinh trưởng phát triển khoẻ, cứng cây, lá xanh, góc lá hẹp, nhiễm bệnh khô vằn (6,9%), bị khảm lá (điểm 1,5), bắp thon dài hình trụ, tỉ lệ kết hạt (63,8%), dạng hạt bán đá, màu vàng da cam. Năng suất trung bình tại các điểm đạt 55,15 tạ/ha, cao hơn so với 2 ĐC.

TF8015: TGST (124 ngày) dài hơn so với LVN4 và C919 khoảng 2 ngày. Chiều cao cây cao, đóng bắp thấp, độ đồng đều khá (điểm 1,6), bắp thon dài, tỉ lệ kết hạt 61,8%, dạng hạt bán đá màu vàng da cam. Bị sâu đục thân, đục bắp (điểm 1), nhiễm khô vằn 7,7%. Năng suất trung bình tại các điểm đạt 48,96 tạ/ha, thấp hơn so với 2 ĐC.

30A55: TGST (122 ngày) tương đương LVN4 và C919. Cây sinh trưởng phát triển khỏe, cao cây, độ thuần trung bình (điểm 2,4), bắp trung bình, dạng hạt bán đá, màu vàng da cam. Bị sâu đục thân, đục bắp nhẹ, tỉ lệ nhiễm khô vằn 6,8%. Năng suất trung bình đạt 53,54 tạ/ha, cao hơn so với 2 ĐC.

Giống qua khảo nghiệm 1 vụ

Gồm có giống Topwin1, TF8012, TF8128, TF8243, 30T60, 30D70, 30K95 và X5A205 kết quả cho thấy giống Topwin1, TF8012, TF8243 và X5A205 có nhiều ưu điểm hơn, cây STPT khỏe, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất đạt khá.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Giống qua 3 vụ khảo nghiệm có triển vọng, đề nghị công nhận cho sản xuất thử là: SSC5130, MB069, BC42521, DK9901 và 30A55.

2. Các giống qua 3 vụ có triển vọng đề nghị khảo nghiệm sản xuất: SB 07- 70 và Đắc nguyệt số 2.

3. Các giống tiếp tục khảo nghiệm cơ bản kết hợp với khảo nghiệm sản xuất: Thịnh ngô số 5, Thịnh ngô số 9, SB 07 – 210 và NT6346.

4. Các giống khảo nghiệm vụ đầu cần tiếp tục khảo nghiệm cơ bản để đánh giá thêm.

  box

Tình hình sâu bệnh:

- Hầu hết các giống ngô bị sâu đục thân, đục bắp và rệp cờ hại ở mức độ nhiễm rất nhẹ đến nhẹ (điểm 1- 2).

- Bệnh khảm lá: Các giống SA 501, TF8128, 30D70, 30T60 và Thịnh ngô số 8, nhiễm bệnh khảm lá ở mức nhiễm vừa (điểm 2,1 – 2,5), còn lại các giống nhiễm ở mức độ nhẹ đến rất nhẹ (điểm 1,0 – 1,6).

- Mức độ nhiễm bệnh khô vằn:

Bộ 1: Các giống SB07 -210, 222, SB07 -70, CH06 -8 và SA501 có tỷ lệ nhiễm khô vằn tương đương hoặc cao hơn ĐC LVN4 và C919, còn lại các giống có tỷ lệ nhiễm khô vằn biến động từ 3,5 – 6,1%, thấp hơn so với ĐC.

Bộ 2: Hầu hết các giống đều nhiễm khô vằn nhẹ hơn so với 2 ĐC, trừ giống HV125 và Thịnh ngô số 8 bị nhiễm khô vằn từ 5,3 - 7,4%.

Bộ 3: Giống Topwin1 và TF8012 có tỉ lệ nhiễm khô vằn nhẹ hơn so với LVN4 và C919, các giống còn lại có tỉ lệ nhiễm khô vằn tương đương hoặc cao hơn so với 2 ĐC, biến động từ 5,9 – 7,5%.

Chịu úng:

Thời tiết vụ đông 2008 nhìn chung không thuân lợi cho cây trồng nói chung và cho cây ngô nói riêng, mưa nhiều, khả năng chịu úng của các giống tham gia khảo nghiệm đều khá (điểm 2). Các giống SSC5130, SA501, Thịnh ngô số 7, TF8012 và 30D70 chịu úng kém hơn (điểm 2,3 – 2,5).

Ghi chú: Đánh giá mức độ sâu bệnh trên đồng ruộng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

+ Sâu đục thân, sâu đục bắp

Điểm 1: < 5% số cây, số bắp bị sâu

Điểm 2: 5-<15% số cây, bắp bị sâu

Điểm 3: 15-<25% số cây, bắp bị sâu

Điểm 4: 25-<35% số cây, bắp bị sâu

Điểm 5: 35-<50% số cây, bắp bị sâu

+ Rệp cờ

Điểm 1: Không có rệp

Điểm 2: Rất nhẹ, có từ một - một quần tụ rệp trên lá, cờ

Điểm 3: Nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ

Điểm 4: Trung bình, số lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp

Điểm 5: Nặng, số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp

+ Khảm lá

Điểm 0: Không bị bệnh

Điểm 1: Rất nhẹ (1-10%)

Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11-25%)

Điểm 3: Nhiễm vừa ( 26- 50%)

Điểm 4: Nhiễm nặng (51-75%)

Điểm 5: Nhiễm rất nặng (>75%)

Th.S Nguyễn Tiên Phong

Số lần xem trang : 16903
Nhập ngày : 13-04-2009
Điều chỉnh lần cuối : 13-04-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NÔNG DÂN TỰ CHẾ THUỐC TRỪ SÂU RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 10/4/2009) (13-04-2009)

  Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc:Giống phải được đấu thầu, mua bán! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  ĐỒNG NAI: NÔNG DÂN LẠI MÉO MẶT VÌ BẮP KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  TRUNG QUỐC LAI TẠO BẮP CẢI NHIỀU MÀU SẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 8/4/2009) (08-04-2009)

  Cỏ Hương Bài - Giải pháp xử lý mới chất thải chăn nuôi (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  CÔNG NGHỆ NANO ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  Cần “kích cầu” cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2009) (07-04-2009)

  SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 2/4/2009) (03-04-2009)

  THỦY SẢN VIỆT NAM LÀ NGÀNH HỘI NHẬP KHÁ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007