ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trên đồng ruộng, ngoài những nấm bệnh gây hại cho lúa còn nhiều nguồn bệnh có ích cho cây trồng. Cũng tương tự như thiên địch ăn sâu hại, những nguồn bệnh có ích diệt sâu hại bằng cách gây bệnh cho sâu và tiêu diệt chúng.
Trong ruộng lúa có nhiều loài vi sinh vật khác nhau có thể gây bệnh và tiêu diệt sâu hại lúa. Các nhóm này chủ yếu là nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và một số vi sinh vật khác cũng có thể gây bệnh cho sâu hại. Xin giới thiệu một số nấm bệnh phổ biến và có ích nhất trên đồng ruộng.
1. Nấm Metarhizium anisopliae:
Nấm Metarhizium gây hại cho bọ rầy, bọ xít và bọ rùa. Bào tử nấm rơi trên cơ thể côn trùng và khi độ ẩm cao kéo dài, bào tử nấm nảy mầm và mọc vào trong cơ thể côn trùng. Nấm phát triển bên trong cơ thể côn trùng ký chủ và ăn chất bổ của cơ thể côn trùng. Khi côn trùng chết, nấm xuất hiện lúc đầu thành một lớp trắng ở những chỗ nối giữa các đốt ở cơ thể côn trùng. Ví dụ như trên thân bọ xít khi hình thành bào tử, nếu là nấm M.Flavovirde sẽ có màu xanh lục nhạt, còn nếu là nấm M.anisoplae chúng sẽ chuyển thành màu xanh lục đậm. Bào tử xuất hiện từ ký chủ đã chết sang ký chủ mới qua gió hoặc nước.
2. Nấm Beauveria bassiana:
Nấm này là một loại nấm trắng gây bệnh cho rầy thân, rầy lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít hại lúa và bọ xít đen. Chúng có ở tất cả các môi trường trồng lúa. Cũng giống như các bệnh nấm khác, chúng đòi hỏi phải có độ ẩm cao, kéo dài để các bào tử lây lan nhờ gió và nước nảy mầm. Nấm hủy hoại các mô mềm và dịch cơ thể của ký chủ và khi chuẩn bị hình thành bào tử phát tán, chúng phát triển ra bên ngoài ký chủ. Bào tử có màu phấn trắng như ở trên thân rầy nâu hoặc bọ xít hại lúa.
3. Bệnh nấm tua (Hirsutella):
Nấm tua là loài nấm gây bệnh trên bọ rầy thân và bọ rầy lá. Sau khi nấm xâm nhập cơ thể ký chủ và tiêu thụ các mô bên trong, chúng mọc ra ngoài tạo thành các sợi dài, lúc đầu màu trắng bẩn rồi chuyển thành màu ghi. Những sợi nấm sản xuất ra các bào tử phát tán và gây bệnh.
4. Bệnh nấm bột (Nomuraca):
Nấm hột là loài nấm trắng, bào tử có màu xanh lục nhạt. Chúng gây bệnh cho sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu keo và sâu phao. Khi mới bị nhiễm, sâu bị bệnh trở nên có màu trắng. Sau một vài ngày bào tử hình thành và sâu chuyển thành màu xanh lục nhạt.
5. Bệnh virus nhân (NPV):
Virus NPV thường xuất hiện ở sâu keo và sâu khoang. Sâu non bị bệnh do ăn lá bị nhiễm virus. Khi virus đã lan ra khắp cơ thể sâu non, ký chủ trở nên chậm chạp và ngừng ăn. Sau đó sâu non chuyển thành màu trắng rồi màu đen, treo ở lá và chỉ còn các chân dính trên lá. Dung dịch mang bệnh ở cơ thể sâu non sẽ làm ô nhiễm phần lá chỗ sâu chết và tiếp tục truyền bệnh.
6. Virus viên:
Virus viên gây bệnh ở bướm đêm và bướm ngày. Cũng giống như nấm NPV, sâu non ăn lá bị nhiễm bệnh sẽ bò chậm chạp, sau đó bỏ ăn. Sau 1-2 tuần thân sâu non thắt lại, bề ngoài như có đốt giống sâu đo nâu. Sâu bị nhiễm bệnh chuyển màu vàng, hồng và đen mềm nhũn.
Các loại nấm bệnh trên sâu hại cây trồng có thể sản xuất được hàng loạt với giá rẻ dưới dạng lỏng hoặc bột và có thể phun như các loại thuốc trừ sâu bệnh thông thường.
Lê Minh Số lần xem trang : 17025 Nhập ngày : 22-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam BỆNH BẠCH TẠNG TRÊN CÂY BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 27/8/2009) (03-09-2009) SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ DƯA HẤU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/8/2009) (03-09-2009) LÂM ĐỒNG: CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (03-09-2009) PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (31-08-2009) QUẢN BẠ CÓ GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/8/2009) (31-08-2009) GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CAO SẢN DT2001 (Báo NNVN - Số ra ngày 3/8/2009) (31-08-2009) LONG AN: TRỒNG THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 27/7/2009) (31-08-2009) CẦN HỢP TÁC TRỒNG NẤM SÒ LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 10/7/2009) (23-07-2009) TRICHODERMA - TÀI NGUYÊN ĐƯỢC ĐÁNH THỨC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/7/2009) (23-07-2009) BỆNH DO NẤM SAPROLEGNIA Ở CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 2/7/2009) (23-07-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|