Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 88
Toàn hệ thống 944
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Mô hình nuôi cá thác lác cườm hiện đang phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL, đã giúp cho không ít hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Người thực hiện mô hình đầu tiên thành công là ông Nguyễn Minh Tâm ở xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

 

Thác lác lên hương

Như bao nông dân khác, khi phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đặt biệt với mô hình nuôi cá thác lác cườm ở tỉnh Hậu Giang, nông dân Nguyễn Minh Tâm cũng mạnh dạn chuyển đổi từ 2 công đất ruộng sang đầu tư đào ao nuôi cá thác lác cườm. Ông Tâm cho biết: “Những năm trước gia đình tui đã từng nuôi hết cá tra đến cá lóc nhưng đều bị thất bại nặng, ngâm vốn vay ngân hàng mãi không trả nổi. Nhưng nghĩ không lẽ mình chịu thua, tui tiếp tục thử nghiệm mô hình cá thác lác cườm, ai ngờ còn lời hơn nuôi cá tra hay ba sa nữa…!”. 

Ban đầu ông Tâm mua được 8.500 con giống từ tỉnh Hậu Giang về thả nuôi, do chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật cho nên cá nuôi bị hao hụt hơn phân nửa. Không nản, ông tìm tòi học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi cá thác lác cườm ở các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Cần Thơ… Chỉ một năm sau gia đình ông thu hoạch lứa cá đầu tiên được gần 4 tấn cá thịt, giá bán bình quân 37.000 đ/kg, trừ hết chi phí vẫn cho lời hơn phân nửa.

Thấy nuôi cá thác lác cườm có triển vọng đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Tâm quyết định đầu tư mở rộng quy mô ao nuôi. Mới tháng trước ông Tâm lại tiếp tục thu hoạch được khoảng 6 tấn cá thịt, bán được giá trên 50.000 đ/ký, cho lời khoảng 150 triệu đồng. Đến nay khi đã nắm vững kỹ thuật, ông Tâm còn mở rộng đầu tư ương cá giống thác lác cườm để cung cấp cho nông dân trong và ngoài huyện cùng triển khai nuôi. Ông Tâm cho biết: “Với trên 200 con cá bố mẹ, vào thời điểm cá đẻ tui hợp đồng với các chuyên gia thủy sản ở Cần Thơ đến hướng dẫn kỹ thuật sinh sản nhân tạo. Đến nay tui đã cung cấp được trên 200.000 con giống cho người người dân trong huyện nuôi, thu nhập từ con giống cũng không thua kém gì so với nuôi cá thịt…”.

Cá thác lác cườm - dân gian quen gọi là Nàng Hai - thịt ngon nên được thị trường ưa chuộng. Hiện loại cá này đang được nhiều DN từ TP.HCM xuống tận các hộ nuôi đặt hàng thu mua với số lượng lớn để xuất khẩu. Giá cá nội địa hiện ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg, khiến nông dân đang rất háo hức.

Theo kinh nghiệm của ông Tâm, để có con giống tốt, thời gian đầu ương cá bột nên sử dụng thức ăn chuyên dùng, vừa tiện cho việc chăm sóc, theo dõi sự tăng trưởng của con giống. Khi cá đạt cỡ 2-3 phân, bắt đầu tập cho cá ăn các loại thức ăn chế biến, để chuẩn bị xuất bán cho người chăn nuôi. Với cách làm này, cá giống sẽ khỏe mạnh không hao hụt, lớn nhanh và người nuôi không gặp rủi ro. Hiện nay, ông Tâm đang tăng số lượng đàn giống cá bố mẹ gấp 5 lần so với năm trước và chuẩn bị cho sinh sản cá nhân tạo. Đồng thời, mở rộng thêm các ao nhân giống nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mô hình nuôi cá thác lác cườm trong tỉnh và bán con giống ra các tỉnh lân cận.

Xây dựng vệ tinh nuôi cá

Hiện nay ông tâm còn giúp cá giống cho hơn 20 “vệ tinh” trong xã cùng triển khai nuôi và tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho từng hộ nuôi hiệu quả. Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Hiền, ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú (Châu Phú - An Giang) đến nay cũng đã thành công với mô hình này.

Gặp chúng tôi, anh Hiền vui vẻ tâm sự: “Loại cá này đến nay đã có thương hiệu, xuất khẩu tốt, chỉ cần đầu tư đúng mức cho vài ba vuông nuôi cá thác lác cườm thì đã có thể hốt… “đô” rồi!”. Anh Hiền cho biết, lúc đầu anh thả nuôi 7.000 con cá giống trên diện tích 1.000 m2, được ông Tâm hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cá lớn rất nhanh, bình quân đạt từ 400-500 gram/con. Hiện nay, tuy chưa đến thời điểm thu hoạch, nhưng anh Hiền vẫn lạc quan khẳng định chắc nịch: “Với đà này, chỉ cần sau đợt thu hoạch lứa cá đầu tiên tui sẽ kéo lại toàn bộ vốn lỗ lã từ mấy vụ nuôi cá tra trước đây…!”.

Trao đổi với NNVN, ông Trần Ngọc Bình, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú cho biết, Hội cũng tiến hành tổng kết kinh nghiệm mô hình nuôi cá thác lác cườm từ hộ gia đình ông Tâm, lấy đó làm mô hình mẫu, giới thiệu và nhân rộng cho nông dân trong toàn huyện triển khai ứng dụng, nhằm đa dạng hóa vật nuôi trên địa bàn. Đồng thời để hướng tới kịp đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, sắp tới sẽ quy hoạch lại vùng nuôi và kêu gọi sự liên kết từ các hộ nuôi đến DN thu mua, nâng cao chất lượng cá và bảo đảm ổn định đầu vào, đầu ra...

Lê Hoàng Vũ - Minh Sáng

Số lần xem trang : 16953
Nhập ngày : 22-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  GIẢI PHÁP CHĂM SÓC LÚA ĐÔNG XUÂN NĂM NAY (Báo NNVN - Số ra ngày 6/3/2009) (06-03-2009)

  NGƯỜI PHỤ NỮ TRỞ THÀNH TỈ PHÚ TỪ MÔ HÌNH VAC (Báo NNVN - Số ra ngày 6/3/2009) (06-03-2009)

  BÌNH ĐỊNH KHÔNG "PHÓ MẶC" DÂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  BÀI HỌC THẤT BẠI NUÔI ỐC HƯƠNG Ở NINH THUẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  ĐỂ GIẢM CÔNG LAO ĐỘNG THU HOẠCH ĐẬU NÀNH (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI HOA HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  CUNG CẤP VITAMIN A BẰNG GẠO HẠT VÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  LÀM MEO NẤM, XÂY NHÀ 3 TỶ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  THANH HÓA KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG LÚA ĐÔNG XUÂN TRỖ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

  Thủ tướng yêu cầu thu mua hết lúa gạo cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 5/3/2009) (05-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007