TS. Hoàng Kim |
HOCMOINGAY. Chính phủ nào muốn thành công trong tương lai cần phải tập trung đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển hạ tầng công nghệ - Chủ tịch tập đoàn Intel , Ông Craig Barrett đã nói như vậy trong lời phát biểu nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 10.4. 2009 Đầu tư giáo dục là cạnh tranh cấp quốc gia. Đây là thông điệp chung cho nhiều chính phủ ở châu Á mà ông Barrett đã truyền tải trong chuyến thăm cuối cùng của ông với cương vị là chủ tịch Intel. Lãnh đạo Intel từ trên một thập niên nay, giúp công ty này giữ vững vị trí hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin của Mỹ, ông Barrett được coi là người có tầm nhìn sâu rộng. Những ý kiến của ông về nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và phát triển công nghệ thường được coi trọng. Ông Barrett cho rằng mỗi quốc gia đang ở một giai đoạn khác nhau về đổi mới công nghệ và giáo dục. Điều đó có nghĩa là khó có thể so sánh một cách hoàn hảo về mức độ phát triển của Mỹ với Trung Quốc hay Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng các quốc gia phải chú ý rằng khi phát triển giáo dục và nghiên cứu khoa học, họ đang phải cạnh tranh với các quốc gia khác chứ không phải chỉ trong đất nước của mình. Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cạnh tranh này? Theo một số số liệu thống kê được đưa ra gần đây, Việt Nam luôn đứng hạng chót trong các tỷ lệ các báo cáo, nghiên cứu khoa học cũng như những bằng sáng chế. Theo một so sánh của Reuter Thompson về các nghiên cứu khoa học được đăng tải giữa những trường đại học lớn ở các quốc gia (không tính Mỹ), trường đại học quốc gia Hà Nội và TP.HCM đứng hạng chót với chỉ 48 nghiên cứu khoa học, trong khi quốc gia áp chót là Indonesia cũng có đến 120 nghiên cứu được xuất bản. Chỉ riêng đại học Peking (Trung Quốc) có tới 3.694 nghiên cứu, và đại học Seoul (Hàn Quốc) có 5.714 nghiên cứu. Một số liệu khác về bằng sáng chế khoa học được cấp trong năm 2006, thì Việt Nam cũng đứng hạng chót vì không có một sáng chế nào. Trong khi đó, Hàn Quốc có 102.633 sáng chế, Trung Quốc có 26.292 sáng chế và đến Thái Lan cũng có đến 158 sáng chế. Những số liệu này minh chứng cho sự thấp kém và tụt hậu của giáo dục bậc cao Việt Nam. Trong khi, chính giáo dục bậc cao là yếu tố then chốt giúp một quốc gia vươn lên. Tại sao Việt Nam lại thiếu nghiên cứu khoa học trầm trọng đến thế? (xem tiếp bài viết của Lan Anh)
Số lần xem trang : 16278 Nhập ngày : 24-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Yên Tử sáng mãi đức Nhân Tông(19-08-2012) Bài học cây lúa Miền Tây(07-08-2012) Cát Tiên di sản và huyền thoại(07-08-2012) Nhớ về Cha: đọc và suy ngẫm (13-07-2012) Trần Đăng Khoa đọc và cảm nhận(07-07-2012) Nén tâm hương biết ơn người lính(27-06-2012) Bà Olinor Ostrom bảo vệ tài nguyên(18-06-2012) Ấn tượng hồi ký Nguyễn Thị Bình(10-06-2012) Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm(27-05-2012) Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng(16-05-2012) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|