ThS. ĐỖ THỊ LỢI Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ vừa mới được Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia và Báo NNVN tổ chức tại Lục Ngạn, Bắc Giang - “thủ phủ” của cây vải thiều với sự tham gia của gần 300 nông dân, cán bộ nông nghiệp ở những tỉnh có vải.
Bắc Giang hiện có 39.167 ha vải với cơ cấu giống vải thiều (vải chính vụ) chiếm tới 92%, diện tích vải sớm của tỉnh hiện nay vào khoảng 3.105 ha. Hiện tiêu thụ tươi chiếm khoảng 40 - 50%, lượng vải đưa vào chế biến cỡ 50 - 60%, trong đó chủ yếu là sấy khô. Các nhà máy thu mua chế biến chỉ được 3.000 tấn, chiếm 1,5% tổng sản lượng vải.
Do vậy việc tiêu thụ bị “phó mặc” cho trên 4.000 lò sấy thủ công, lạc hậu và bán tươi, rất bấp bênh và giá bán thấp. Chính vì thế, chủ trương của Bắc Giang là giảm diện tích vải xuống còn 35.000 ha vào năm 2010 với cơ cấu giống đảm bảo: Giống chín sớm từ 15 - 20%, chính vụ từ 70 - 75%, chín muộn từ 5 - 10%; áp dụng các tiến bộ KHKT vào thâm canh cây vải nhằm từng bước nâng cao năng suất và chất lượng cây vải; tiếp tục quảng bá và giới thiệu sản phẩm ra các nước…
Bà con tỏ ra rất chăm chú lắng nghe những kinh nghiệm của các nhà vườn lão làng chia sẻ. Anh Nguyễn Xuân Tiệp - nhà vườn ở xã Quý Sơn, Lục Ngạn bật mí về cách điều tiết xử lý lộc đông: “Khoanh vỏ: Thời gian tiến hành từ 5/11 - 15/12 tùy vào hiện trạng sinh trưởng, phát triển của từng cây để vận dụng xử lý. Những cây lộc thu thành thục trước thì khoanh trước, không nên khoanh đồng loạt. Dùng cưa mộc hoặc cưa sắt lưỡi dày 1 - 1,5 mm khoanh thành đường tròn khép kín, độ sâu của vết khoanh vừa hết phần vỏ bắt đầu chạm vào phần gỗ, khi khoanh luôn giữ cưa vuông góc với thân cành không làm lật hay dập nát vỏ ở miệng vết khoanh.
Tiến hành khoanh cành cấp 2 hoặc cấp 3 trở lên, cách vị trí phân cành 10 - 15 cm. Cuốc đất quanh tán mục đích hạn chế lộc đông, tạo điều kiện phân hóa mầm hoa, làm ải đất, tăng cường ô xi. Khi cuốc lật đất rộng 40 - 50 cm xung quanh tán theo chiều sâu 4 - 5 cm. Chăm sóc từ nhú nụ hoa đến kết thúc hoa: Khi nhìn rõ hoa mà thời tiết khô nên tưới hỗ trợ đủ ẩm, không tưới đẫm. Phun phân bón qua lá khi bắt đầu nhú nụ hoa, phun phòng lần 1. Phun phòng lần 2 khi hoa đực bắt đầu nở. Chỉ bón phân khi rõ hoa, cách bón có thể hòa nước hoặc rắc quanh tán rồi tưới nước… Sau khi hình thành quả 20 ngày có thể tỉa bớt cành tăm, cành không có quả hoặc những cây sai quả tỉa bớt một phần để quả to, đạt chất lượng cao”.
Về thắc mắc của một số chủ vườn khi sản xuất vải theo hướng an toàn (GAP) nhưng lợi nhuận thấp, chỉ tương đương với cách làm truyền thống, các nhà khoa học giải thích: “Xu thế tất yếu của chúng ta là sản xuất theo GAP vì nó sẽ giúp hoa quả của bà con tiêu thụ được trong siêu thị chứ không phải ở vỉa hè, lề đường vì vào siêu thị phải qua cửa kiểm tra dư lượng độc hại rất ngặt nghèo.
Hiện nay mới chỉ có một vài mô hình áp dụng GAP, phần vì bà con chưa quen, phần bởi đi vào siêu thị chưa nhiều mà chủ yếu vẫn bán kiểu truyền thống nên lợi nhuận thấp, hiệu quả chưa rõ. Chính vì vậy chúng tôi đề nghị Bộ NN-PTNT phải hỗ trợ cho nông dân để mở rộng vùng sản xuất theo phương pháp này”.
|
Diễn đàn càng sôi nổi hơn khi đến phần nông dân hỏi, các nhà khoa học, quản lý trả lời. Về cách bảo quản quả vải, theo khuyến cáo khi bứt quả phải ức chế bằng nhiệt độ lạnh cỡ 2 - 4 oC càng nhanh càng tốt. Ngoài việc bảo quản lạnh có thể dùng ni lông để gói kín cả chùm cũng để được tương đối lâu. Nếu kết hợp cả hai phương pháp này, quả vải sẽ giữ được phẩm chất, màu sắc trong một thời gian khá dài.
Về những băn khoăn khi ghép cải tạo vải chính vụ thành vải chín sớm, các nhà khoa học khuyên bà con không gì bằng mắt thấy, tai nghe cứ đến các điểm ở Quý Sơn, Thanh Hải (Lục Ngạn) mà thăm quan. Về chuyện vải hay bị nứt quả, một chuyên gia giải thích do thói quen dùng nhiều đạm bón cây nên cùi quả lớn nhanh hơn vỏ hoặc do khi cây quá hạn, gặp trận mưa lớn hoặc chủ vườn vô tình tưới đẫm quá nên cũng bị nứt. Có chủ vườn hỏi về “sáng kiến” dùng thuốc trừ cỏ để xử lý lộc đông của bà con có độc hại gì? Liền được nhà khoa học trả lời: “Về khoa học, chỉ dùng thuốc trừ cỏ cho cỏ không khuyến cáo cho vải nhưng vẫn có thể dùng được.
Việc phun từ vụ đông đến hè, quả chín chắc không để lại dư lượng. Thuốc trừ cỏ nếu có ảnh hưởng cho cây thì thấy ngay còn không thì không ảnh hưởng”. Vấn đề những chính sách liên quan đến hỗ trợ cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh vải thiều cũng nhận được nhiều thắc mắc. Anh Bùi Văn Đông hỏi: “Hiện có 6 nhà máy trên địa bàn với đầu tư vài trăm tỉ nhưng một năm cũng chỉ tiêu thụ trên 2.000 tấn quả còn bản thân tôi tiêu thụ 2.300 tấn/năm, các ông chủ khác cũng tiêu thụ từ dăm bảy trăm đến cả ngàn tấn/năm nhưng chúng tôi được ưu đãi gì?
Vay ngân hàng thì lãi suất cao. Nghe có chủ trương cho vay lãi suất ưu đãi chúng tôi tìm đến đem cả hợp đồng đi để chứng minh thì họ lại đòi phải có hóa đơn đỏ. Chúng tôi mua của nông dân làm gì có thứ ấy nên cũng đành chịu…”. Diễn đàn liên tục sôi nổi bởi những câu hỏi, thắc mắc của nông dân như vậy, cho đến tận trưa mà nhiều người còn ra về với thái độ nuối tiếc.
Dương Đình Tường Số lần xem trang : 16913 Nhập ngày : 25-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam GIỐNG CÀ CHUA CAO SẢN I-66 (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010) NUÔI CHỒN ĐỂ THU CÀ PHÊ CHỒN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2010) (29-06-2010) Chọn đất và phân bón hữu cơ - Yếu tố quyết định trong trồng bưởi (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010) SX phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010) VƯỜN CÂY ĂN TRÁI... HÁI RA TIỀN (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005) Vĩnh Long: Bội thu nhờ giống lúa kháng phèn mặn (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005) NGƯỜI DAO NUÔI NHÍM LÀM GIÀU (Báo NNVN - Số ra ngày 17/6/2010) (11-11-2005) TRỒNG CHANH... XÂY BIỆT THỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2010) (11-11-2005) BẢO QUẢN RAU BẰNG CÔNG NGHỆ MAP (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2010) (11-11-2005) XÁC ĐỊNH ĐỘ PH TRONG NUÔI TÔM, CÁ NƯỚC NGỌT (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2010)(10-11-2005) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|