ThS. ĐỖ THỊ LỢI Bếp năng lượng mặt trời sử dụng nguồn nhiệt từ ánh nắng, nghĩa là người dùng không phải bỏ tiền để mua.
Vừa qua Jon Boehmer ở Kenya đoạt giải thưởng 75.000USD nhờ việc công bố loại bếp tự tạo gọi là Hộp Kyoto (H1) nhằm giúp gia đình nông thôn phương tiện đun nấu mà không còn phải chặt phá cây rừng.
Người ta dùng hai hộp như kiểu các thùng các-tông. Hộp nhỏ đặt lồng vào trong hộp lớn, ngăn cách bởi lớp vật liệu cách nhiệt như các vỏ trấu. Bốn mặt trên của hộp ngoài mở ra và được lót trong bằng các vật liệu phản chiếu mạnh tia nắng mặt trời như giấy bạc, lon bia cán thẳng hay tấm kính sơn đen mặt sau. Nắp trên hộp trong được cắt bỏ, trong khi bốn vách đứng của nó cũng được dán lót như các nắp trên hộp ngoài.
Mặt trong đáy hộp được sơn màu đen nhằm chuyển tất cả tia nắng phản chiếu từ bốn nắp trên và bốn vách đứng thành ra sức nóng. Trên đáy hộp người ta dùng các miếng gỗ hay bộ giá đỡ để đặt dụng cụ đun nấu như các loại bếp thông thường. Một tấm kính lớn trong suốt được đặt làm nắp phía trên hộp nhỏ để giữ cho nhiệt khỏi thoát ra ngoài.
Nguyên lý hoạt động của bếp hộp năng lượng mặt trời được trình bày trong hình vẽ (H2). Theo đó nhiệt độ bên trong hộp bếp được điều chỉnh cao thấp tùy theo thế đặt các tấm phản chiếu, và tốc độ đun nấu nhanh chậm tùy theo nắp kính đậy kín hay hở. Nhiệt độ bên trong hộp bếp tác động lên nồi từ cả mọi phía, khác với các bếp thông thường chỉ nhận sức nóng từ đáy. Vì vậy nhu cầu nhiệt độ cần cho đun nấu chỉ vào khoảng 70-100oC trong khi nhiệt độ thực tế của bếp có thể lên tới 150oC.
Nhóm nghiên cứu cho biết chi phí tự tạo hộp bếp kiểu này chỉ khoảng 100.000 đồng mỗi cái, chủ yếu sử dụng nguyên liệu phế thải từ các hộp giấy, thùng thiếc, giấy bạc gói thực phẩm hay các lon bia, vỏ hộp kim loại cán thẳng… Một số tổ chức tài trợ dự án phát triển nông thôn ở châu Phi còn đặt hàng làm sẵn để có chất liệu chống cháy tốt hơn.
Người ta nghĩ rằng sẽ có hàng triệu nông dân những vùng xa xôi sẽ được hưởng lợi, y tế cộng đồng sẽ được bảo đảm nhờ ăn chín uống chín, và lượng CO2 độc hại thải vào khí quyển sẽ giảm tương đương từ 1 đến 2 tấn cho mỗi gia đình nhờ việc hạn chế sử dụng than củi.
Hoàng Xuân Phương Số lần xem trang : 17049 Nhập ngày : 06-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : 06-05-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam HĐ1: GIỐNG LÚA MỚI NÔNG DÂN THAM GIA CHỌN TẠO (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (09-06-2009) ""BỆNH LẠ" SÁT HẠI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (09-06-2009) KIỆN TƯỚNG TRỒNG SẦU RIÊNG TRÁI VỤ Ở TIỀN GIANG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) NUÔI NHÔNG TRÊN SÀN GỖ (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) Công trình nghiên cứu kỳ thú của Nhật hoàng Akihito (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) KINH NGHIỆM THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN ĐẬU TƯƠNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) TÁC HẠI CỦA PHỐI GIỐNG CẬN HUYẾT (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009) MỸ: TẠO GIỐNG BÒ SIÊU THỊT, SỮA CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 4/6/2009) (06-06-2009) VINH DANH NHỮNG NGƯỜI TRỒNG HỒ TIÊU GIỎI (Báo NNVN - Số ra ngày 4/6/2009) (06-06-2009) CHUYỆN MỘT GIỐNG LÚA "KẺ GHÉT, NGƯỜI YÊU" (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|