Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 779
Toàn hệ thống 2585
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Những tiếng vỗ tay của người dân ồ lên thán phục khi chứng kiến cỗ máy gặt đập liên hợp (GĐLH) của “kỹ sư lớp 4” Ngô Văn Tính, ngụ ấp Tân Hiệp, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn đang biểu diễn “ăn” lúa ngoài đồng.

 

Anh Ngô Văn Tính (Hai Tính) bộc bạch: “Vừa qua tôi đưa máy đi hội thi chỉ vì muốn được giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm với những nông dân cùng đam mê chế tạo máy nông nghiệp, đặng nâng cao trình độ cơ giới hóa sản xuất cho bà con ĐBSCL. Nhất là tôi muốn chứng minh năng lực của nông dân mình với các Tập đoàn sản xuất máy GĐLH Trung Quốc”.

Thuở nhỏ, cậu bé Hai Tính mới học hết lớp 4 đã phải gác chuyện học hành để theo cha mẹ đi lùa vịt, chăn trâu...quanh năm lăn lộn ngoài đồng. Lớn lên Hai Tính xung phong vào bộ đội, xuất ngũ về được cha mẹ cho 2,5ha đất ruộng trồng lúa và anh bắt đầu lao vào gầy dựng nghiệp...nông. Có lần chỉ vì ham chiếc máy cày MTZ 50 mã lực, anh âm thầm đem cầm cố hết đất ruộng để có tiền “rinh” ngay cỗ máy MTZ 50 về nhà.

Sau đó anh quyết định kéo máy lặn lội đi cày thuê khắp nơi từ trong huyện đến ngoài tỉnh. Khi đã có chút vốn, kinh nghiệm máy móc, Hai Tính quyết định bán máy cày, tậu máy suốt lúa. “Bà con nông dân mình làm ra hạt lúa phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, nhưng phận đi làm thuê càng khổ hơn nhiều và suốt đời sẽ không bao giờ mơ ngóc đầu lên”- Hai Tính tâm sự. Gần chục năm trời hết lái máy cày đến máy suốt lúa, đi làm mướn trong hoàn cảnh thiếu nhân công lao động khiến nhiều lúc chỉ mình anh phải làm “từ A đến…ra lúa”. Về nhà suy nghĩ, Hai Tính kêu người vào bán chiếc máy suốt, dốc hết tiền mua thiết bị nghiên cứu chế tạo máy GĐLH.

Sau nhiều ngày dò hỏi thông tin, Hai Tính đón xe đò lên Long An tìm mua lại một chiếc máy gặt xếp dãy đưa về bung ra lấy hàm cắt, rồi tự mày mò nghiên cứu các nguyên lý liên hoàn giữa chiếc máy suốt và máy gặt xếp dãy để chế tạo thành chiếc máy GĐLH của riêng mình. Gần một năm, chiếc máy GĐLH mới thành hình nhưng đưa ra đồng làm việc vẫn chưa ưng ý, vì máy chạy chưa "ngọt". “Kỹ sư” Hai Tính tiếp tục lao vào nghiên cứu tìm ra các điểm yếu để khắc phục.

Hai Tính còn bật mí sắp tới sẽ quyết tâm nghiên cứu ra dòng máy GĐLH vừa gọn nhẹ, bền, ít hao nhiên liệu và thích nghi cho đồng ruộng ở ĐBSCL. Đặc biệt sẽ hạ giá thành đến mức tối đa. Đó cũng chính là tâm nguyện của anh “kỹ sư lớp 4” ở An Giang trước khi chia tay chúng tôi.

Đầu năm 2007, thấy trên thị trường đang ào ào nhập các dòng máy GĐLH của Trung Quốc về bán khiến anh càng nóng ruột. “Mình phải nghiên cứu, sáng tạo ra máy GĐLH của mình phải ăn đứt loại máy nhập này”- Hai Tính nhủ. Quả trời không phụ công anh, không bao lâu chiếc máy GĐLH đầu tiên mang hiệu “made in 2 Tính” đã chính thức công bố với những công năng hoàn hảo và làm việc hiệu quả hơn máy nhập Trung Quốc. Tại hội thi máy GĐLH khu vực ĐBSCL vừa qua anh đã được nhận giải khuyến khích và đông đảo người dân rất khen ngợi ủng hộ. Theo Hai Tính, ưu điểm của chiếc máy GĐLH do anh chế tạo chạy bánh xích cao su nên hoạt động tốt ở điều kiện ruộng ngập nước, các thiết bị sử dụng ổn định và tuyệt đối không ra lúa (tức không thất thoát).

Tuy nhiên, khi nói về công việc chế tạo máy GĐLH, Hai Tính vẫn khiêm tốn cho rằng năng lực của mình còn yếu nên chưa sản xuất được nhiều máy. Một phần cũng do thiếu vốn, thiết bị và đội ngũ công nhân lành nghề làm việc. Hai Tính bộc bạch: “Nếu khắc phục được nhược điểm này, mỗi năm tui có thể sản xuất được vài chục máy”.

Minh Sáng - Hoàng Vũ

Số lần xem trang : 17167
Nhập ngày : 07-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  HƯỚNG ĐI MỚI CHO NGƯỜI NUÔI CÁ LÓC (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008)

  CÁCH KHẮC PHỤC CÁ TRA ĂN MỒI THẤT THƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  SẮP TẾT CẦN CHÚ Ý RỆP HẠI QUẤT KIỂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  GIỐNG CÀ CHUA CHỊU NHIỆT HỒNG CHÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/12/2008) (19-12-2008)

  MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG NGÔ HỢP LÝ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/12/2008) (19-12-2008)

  TRANG TRẠI RÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/12/2008) (18-12-2008)

  "Tiêu hoá" gói kích cầu 100.000- 110.000 tỷ đồng: Nên hướng về nông thôn (Báo NNVN - Ngày 18/12/2008) (18-12-2008)

  THỪA THIÊN - HUẾ: HIỆU QỦA TỪ PHÂN VI SINH (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

  BÃ RƯỢU, THỨC ĂN TỐT CHO CÁ CHÉP (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

  NGƯỜI CẮM LÚA LAI VÀO XỨ NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007