ThS. ĐỖ THỊ LỢI Ao cá Bác Hồ nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Quốc gia tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, nơi Người đã từng nuôi, huấn luyện đàn cá. Từ đây phong trào ao cá Bác Hồ được nhân rộng...
Theo KS Phạm Đức Lương, GĐ Trung tâm Tư vấn thiết kế & chuyển giao công nghệ thuỷ sản - Viện Nghiên cứu NTTS 1 (Bộ NN - PTNT), từ nhiều năm qua TT cùng một số Bộ ngành đã phối hợp bảo quản, chăm sóc đàn cá. Hiện ở đây có 20 loài cá được lưu giữ, trong đó 16 loài bản địa, mang ý nghĩa bảo tồn là chủ yếu.
Thành phần loài được phân bố đều, tuy nhiên cá rô phi dễ sinh sản tự nhiên trong ao nên hạn chế đàn cá bố mẹ. Cá trắm cỏ có tính ăn ưa thích như cỏ, bèo, tạo ra chất thải lớn dễ làm ô nhiễm nước ao, vì vậy chỉ nuôi bảo quản tối đa 5 cá thể. Cá trắm đen được duy trì 2 cá thể nhỏ nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến một số loài động vật không xương sống (trai, ốc) trong ao. Cá mè trắng, mè hoa ăn thực vật phù du được thả với số lượng phù hợp để triệt tiêu “sự nở hoa” trong ao. Nhóm cá chép Ấn độ Rô-hu được nhập nội năm 1984 cũng được giảm, tạo ra sự đa dạng chủng loài trong ao. Ngoài ra còn một số loài cá, nhuyễn thể, có thể sử dụng thức ăn chủ yếu từ nguồn tự nhiên…
Cũng theo ông Lương, số lượng cá tăng trưởng hàng năm được đánh tỉa vào ngày lễ sinh nhật Bác. Cơ cấu thành phần loài, ổn định mật độ trung bình 1 cá thể/m2 (khoảng 3.000 cá thể lớn, trọng lượng sau mỗi lần đánh tỉa còn lại từ 2.000-2.500 kg). Việc sử dụng thiết bị phụ trợ như hệ thống vòi phun và máy tăng cường ôxi đã được cải tiến và đặt tại điểm khuất, chìm dưới mặt nước để đáp ứng nhu cầu ôxi cho đàn cá trong ao.
Về nguồn nước, ao cá Bác Hồ chứa khoảng 6.000m3. Nguồn cấp nước hiện nay được đưa vào ao theo đường ống kín. Chất lượng nước và lưu lượng nước cần tiếp tục được nghiên cứu để khắc phục những yếu tố chưa phù hợp. Lưu lượng nước để đảm bảo cho sự luân chuyển và thay đổi tối thiểu 1/2 khối lượng nước trong ao/tuần, khoảng trên 400 m3/ngày đêm.
Có thể nói, ao cá Bác Hồ là một bảo tàng rất phong phú và sinh động về các loài cá nước ngọt bản địa và thế giới. Để đảm bảo tính ổn định của môi trường ao cá, theo KS Lương cần thực hiện các biện pháp đồng bộ như đảm bảo nguồn cấp nước, chất lượng nước và lưu lượng nước. Vớt lá, hoa quả rụng trong ao hàng ngày. Định kỳ 5 năm chuyển cá, tát cạn, vét bùn, khử độc và cải tạo chất đáy ao theo biện pháp kỹ thuật chuyên ngành. Nếu đưa công nghệ hút bùn của Đức (không cần tát cạn ao vẫn có thể hút bùn và không ảnh hưởng đến đàn cá) được áp dụng tại ao cá Bác Hồ, có thể định kỳ 3 năm hút bùn 1 lần…
Trường Giang Số lần xem trang : 17039 Nhập ngày : 07-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009) BỆNH TYLCV LÀ GÌ? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009) KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÀN KÉO GIEO THẲNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009) QUẢN LÝ TỔNG HỢP LÚA CAO SẢN GIAI ĐOẠN CUỐI VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009) CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009) DỊCH BỆNH GREENING HỦY HOẠI VƯỜN CÂY CÓ MÚI ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (13-02-2009) NHẬT BẢN: BIẾN PHÂN GIA SÚC THÀNH NHIÊN LIỆU CHẠY MÔTÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009) NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THỨC ĂN, CHUỒNG TRẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009) Thu gom trứng - cách diệt ốc bươu vàng hiệu quả nhất (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009) LỢN RỪNG & NHỮNG ĐIỀU NGỘ NHẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|