ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trong mối quan hệ giữa đất-phân bón, kali đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thiếu kali sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, giảm quá trình trao đổi các hợp chất carbon và protein, đồng thời tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp.
Về hình thái, các lá trưởng thành sẽ vàng sớm bắt đầu từ bìa lá, sau đó bìa lá khô, đầu lá có đốm vàng hoặc bạc, có triệu chứng rách bìa lá dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản bị sụt giảm.
Nghiên cứu về vai trò của kali đối với cây trồng thể hiện rất khác nhau tùy theo từng loại đất. Hiệu lực cao nhất thường thấy trên đất xám bạc màu và trên đất cát biển. Đối với một số loại cây lấy hạt như ngô, hiệu lực của kali khá cao, năng suất tăng từ 23-36 % và hiệu lực của kali trung bình đạt từ 15-20 kg hạt/1 kg K2O.
Đối với lúa vùng ĐBSCL hiệu lực của kali trung bình đạt 4,6-5,5 kg thóc/kg kali. Đối với cây công nghiệp ngắn ngày, kết quả khảo nghiệm của Tô Văn Thống, 1994 với cây đậu tương trên đất bạc màu cho thấy khi bón đơn thuần kali đã làm tăng năng suất khoảng 45% so với không bón, hiệu suất kali đạt từ 5,8 -15 kg đậu/kg K2O. Với cây lạc (đặc biệt là trên chân đất bạc màu, đất cát biển) hiệu suất sử dụng kali từ 2,3 đến 8,2kg lạc vỏ khô/kg K2O bón vào. Ở lượng bón 60 kg K2O/ha hiệu suất đạt 6,2 - 8,2kg lạc/kg K2O (Nguyễn Thị Hiền, 1994). Với các loại cây công nghiệp dài ngày như chè trên đất ferasol, theo Đặng Thọ Lộc và Hồ Quang Đức (1994) bón kali đạt hiệu suất 0,6 -2,1 kg chè khô/kg K2O, trung bình khoảng 1,6kg.
Như vậy, đối với cây trồng, kali đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng hiện nay, phần lớn kali chỉ được sử dụng ở các tỉnh đồng bằng và các vùng thâm canh cao. Trong khi đó vùng đất cát ven biển Duyên hải Miền Trung, các tỉnh miền núi kali ít được chú trọng dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản thấp. Ở các vùng này bà con nông dân nên chú ý hơn đến việc bón phân kali để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
Ở nước ta, nhu cầu kali hàng năm cho SXNN khoảng 1 triệu tấn, trên thực tế lượng kali được sử dụng dao động từ 700.000 đến 800.000 tấn/năm. Riêng vụ HT năm 2009, nhu cầu sử dụng kali khoảng 300.000 tấn nhưng thực tế lượng kali tồn ở trong nước chỉ khoảng 100.000 tấn. Như vậy, nếu không nhập thêm về sẽ xảy ra tình trạng thiếu kali. Nhưng hiện nay do lượng kali trên thế giới có xu hướng giảm, giá kali trên thế giới ở mức cao hơn nhiều so với giá trong nước, nên các DN không dám nhập. Lợi dụng hiện tượng thiếu hụt này, một số đơn vị, cá nhân đã sản xuất và tung ra thị trường các loại phân bón kali giả, kém phẩm chất.
Theo một số DNNK phân bón cho biết, đã có hiện tượng kali giả, phần lớn là cát nhuộm đỏ được đưa vào từ đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Trung Quốc, thậm chí một số lượng hoá chất màu muối đỏ, chỉ có một hàm lượng kali rất nhỏ được nhập bằng container từ Ấn Độ về được sang bao cũng đề là “MOP” để bán ra thị trường. Bà con nông dân nên hết sức cảnh giác vì nếu sử dụng các loại phân kali giả, kém chất lượng không những lãng phí về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản. Để tránh mua phải các loại kali giả, kém chất lượng, nông dân nên tìm mua sản phẩm kali được NK và phân phối bởi các DN có uy tín lâu năm trên thị trường.
Công ty CP Vật tư nông sản là DNNK kinh doanh phân bón hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới bán hàng rộng khắp trên cả nước, hiện là nhà phân phối độc quyền sản phẩm kali BPC của Cty Belarusian Potash lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất phân kali. Hàng năm Cty CP Vật tư nông sản và BPC tại Việt Nam kết hợp với các nhà khoa học trong nước thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sử dụng kali hiệu quả nhất, điển hình như hội nghị khách hàng ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ được người nông dân nhiệt tình hưởng ứng và tiếp tục sẽ được nhân rộng ra các tỉnh khác. Hai Cty này cam kết cung cấp các sản phẩm kali đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu SXNN, giúp cho bà con nông dân có những vụ mùa bội thu.
TS. Trần Đức Toàn - Đặng Cương Lăng Số lần xem trang : 16911 Nhập ngày : 08-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam PHÁT HIỆN GIỐNG CHÈ LẠ Ở LÀO CAI (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009) GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/5/2009) (25-04-2009) CHUYỆN HAI THUẬN CHẾ GIÀN PHUN THUỐC DIỆT RẦY NÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009) MÓN ĂN CHỐNG NÓNG CHO VẬT NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009) KINH NGHIỆM NUÔI CÁ TRẮM ĐEN (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009) NUÔI CÁ THÁC LÁC CƯỜM Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (25-04-2009) Thủy sản VN bị "nói xấu", sao NAFIQAD im lặng? (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (23-04-2009) AN GIANG: NUÔI CÁ THÁC LÁC VÁC VỀ ... ĐÔ LA (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009) PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI BẰNG NẤM BỆNH (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009) VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA XUÂN 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|