Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2580
Toàn hệ thống 3644
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trong những năm qua, 2 giống lúa Q5 và Khang dân 18 là những giống lúa chủ lực trong cơ cấu xuân muộn- mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc và đông xuân- hè thu ở các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, gần đây hai giống này đã biểu hiện một số hạn chế về khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh.

 

Giống lúa ĐB5 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia phối hợp với Viện Cây lương thực & CTP chọn tạo bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo đã được Bộ NN- PTNT công nhận chính thức cho sản xuất ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung theo quyết định số 56/QĐ-BNN-TT ngày 8/1/2008 và được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng số bằng 13.VN.2008. Giống lúa ĐB5 do Cty TNHH Nam Dương độc quyền SXKD.

ĐB5 là giống cảm ôn, thuộc nhóm ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng 135-140 ngày (vụ xuân) và 105 -110 ngày (vụ mùa) ở các tỉnh phía Bắc, 95 – 100 ngày (vụ hè thu) ở các tỉnh miền Trung. Kiểu hình đẹp, cây gọn cứng, khả năng đẻ nhánh trung bình (4-5 dảnh hữu hiệu/khóm), lá đứng, màu lá xanh đậm. Kích thước lá trung bình, bản lá dày. Chiều cao cây 100-105 cm, dài bông 25-27 cm. Hạt xếp rất xít, thon nhỏ màu vàng cam, khối lượng 1.000 hạt 21-22 g. Số hạt/bông cao, tỷ lệ hạt lép thấp.

Giống ĐB5 có độ thuần khá, khả năng thâm canh cao, chịu rét, chống đổ tốt, chịu được chân đất trũng tốt hơn Khang dân 18, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, bạc lá, rầy nâu, nhiễm đạo ôn nhẹ đến trung bình. Vì vậy giống có khả năng thay thế Q5 và Khang dân 18 trong cơ cấu xuân muộn – mùa sớm. Trong sản xuất đại trà giống ĐB5 có năng suất cao và ổn định. Tại các tỉnh phía Bắc năng suất trung bình vụ xuân đạt 65-70 tạ/ha, vụ mùa: 58-65 tạ/ha, tại các điểm thâm canh tốt năng suất có thể đạt 80 -85 tạ/ha.

Giống có khả năng thích ứng rộng, có thể gieo cấy trên các chân đất vàn cao, vàn, vàn thấp. Giống ĐB5 được các địa phương tiếp nhận và mở rộng vào sản xuất nhanh chóng trong cơ cấu xuân muộn - mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc và vụ đông xuân - hè thu ở các tỉnh miền Trung.

a. Kỹ thuật làm mạ

Ngoài mạ dược có thể gieo mạ sân, mạ khay, mạ dầy xúc hoặc gieo thẳng. Nếu làm mạ dược nên gieo thưa, chăm sóc tốt để mạ đẻ nhánh ngay trên ruộng mạ, đảm bảo mạ khoẻ, to gan đanh dảnh.

Kỹ thuật ngâm ủ:

Ngâm hạt giống: Hạt giống đem ngâm trong nước sạch, cứ 24 giờ thay nước chua một lần. Khi hạt no nước đem đãi thật sạch, để cho chảy hết nước đọng (ráo nước) thì đem ủ. Lượng nước ngâm cho lúa giống luôn gấp 3 lần thể tích thóc (1kg thóc giống cần ngâm với ít nhất 3 lít nước sạch).

Ủ thóc giống: Vụ xuân nhiệt độ tương đối thấp nên lúa giống cần được ngâm ủ cẩn thận để giữ nhiệt toả ra, lô thóc giống nảy mầm nhanh và đồng đều.

Thời vụ gieo:

+ Các tỉnh phía Bắc: Vụ xuân muộn gieo 5/1- 5/2, vụ mùa có thể gieo mùa sớm, mùa trung, không gieo quá thời vụ 20/6 để tránh bệnh hoa cúc.

+ Các tỉnh miền Trung: Vụ đông xuân gieo mạ từ 5-15/1, vụ hè thu:10-25/5

- Đất mạ: Cày bừa nhuyễn, sạch cỏ dại, tưới tiêu chủ động, độ phì cao, bón nhiều phân chuồng cho đất tơi xốp.

- Làm luống mạ: Luống rộng 1,2-1,5m, rãnh rộng 30cm, mặt luống phẳng khi gieo không có vũng nước trên mặt.

- Chăm sóc mạ: Giống ĐB5 có khả năng đẻ nhánh trung bình nên phải chăm sóc mạ tốt để mạ có sức sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khoẻ ngay từ đầu.

- Bón phân cho mạ: Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng 8-10 tấn phân chuồng, supe lân: 500 kg, đạm ure: 150-160 kg, kali clorua: 100-110 kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 50% đạm ure + 50% kali. Bón thúc lần 1 khi mạ được 2,0-2,5 lá: 40% đạm ure + 50% kali. Bón tiễn chân trước khi cấy 3-4 ngày với số phân đạm còn lại.

Chăm sóc: Thường xuyên giữ ẩm ruộng mạ sau khi gieo, khi mạ mọc cao 2-3cm (3-4 ngày sau khi gieo) tưới nước tràn mặt luống, giữ mức nước trên mặt luống 1-2 cm. Thường xuyên theo dõi sinh trưởng phát triển của mạ đẻ có biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Giống lúa ĐB5 cũng có thể gieo vãi, phương pháp tiến hành như sau:

- Làm đất, cày bừa đất tơi nhuyễn, rút cạn nước, lên luống rộng 1,8m, trang phẳng như luống gieo mạ.

- Mạ được ngâm ủ đúng kỹ thuật, mộng mạ có chiều dài bằng 1/2-2/3 hạt thóc là đảm bảo. Khi gieo nên gieo đều lượng giống và ném mạnh tay để hạt chìm trong bùn tạo điều kiện cho rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng chống đổ.

- Lượng hạt giống: 60-80 kg/ha.

- Chăm sóc: Sau khi gieo giữ đất ẩm cho hạt mọc đều, tránh đọng nước hoặc để nước tràn mặt ruộng. Sau khi cây mọc, cho nước vào ruộng và tăng dần mức nước tưới theo sinh trưởng của cây. Từ kết thúc đẻ nhánh đến thu hoạch tưới như ở ruộng cấy.

b. Kỹ thuật cấy, bón phân, chăm sóc

- Tuổi mạ: Vụ xuân nếu mạ dược thì cấy khi khi mạ có 4-4,5 lá; nếu làm mạ sân, mạ dày xúc, mạ khay thì cấy sau khi gieo 15-18 ngày.

Vụ mùa: Nếu gieo mạ dược, cấy khi mạ được 18-20 ngày tuổi.

- Mật độ cấy: 50-55 khóm/m2 (vụ xuân), 50 khóm/m2 (vụ mùa), cấy 2-3 dảnh/khóm.

- Chuẩn bị ruộng cấy: Ruộng phải phẳng, sạch cỏ dại, cày bừa nhuyễn, bón đủ phân lót, giữ lớp nước nông 5-7 cm.

- Kỹ thuật cấy: Cấy nông 2-3 cm, mạ nhổ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm, không đập làm nát mạ.

- Phân bón: Lượng bón cho 1 ha: 8-10 tấn phân chuồng, 100-110 kg N:100 kg P2O5: 70-80 kg K2O trong vụ xuân tùy loại đất, vụ mùa : 90-100 kg N: 100 kg P2O5: 60-70 kg K2O.

+ Cách bón: Bón lót hết phân chuồng, phân lân, 40% đạm ure và 50% kali. Bón thúc lần 1 sau khi lúa bén rễ hồi xanh 40%. Bón đón đòng lượng phân còn lại. Nếu sử dụng phân NPK (16-16-8) thì dùng 400-500 kg/sào. Bón lót: 200-250 kg, thúc lần 1: 110-140 kg, số còn lại bón thúc lần 2.

- Chăm sóc:

+ Cấy xong, giữ lớp nước 5-7cm trên mặt, khi lúa kết thúc đẻ nhánh, rút nước phơi ruộng 4-5 ngày để lúa ngừng đẻ nhánh, sau đó tưới nước bình thường

+ Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời: Cần theo dõi chặt chẽ bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu trong vụ đông xuân và bệnh bạc lá trong vụ mùa và vụ hè thu. Các tỉnh phía Bắc, không nên gieo mạ quá muộn trong vụ mùa (sau 20/6) dễ bị nhiễm bệnh hoa cúc.

TP.

Số lần xem trang : 17039
Nhập ngày : 11-05-2009
Điều chỉnh lần cuối : 11-05-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  HĐ1: GIỐNG LÚA MỚI NÔNG DÂN THAM GIA CHỌN TẠO (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (09-06-2009)

  ""BỆNH LẠ" SÁT HẠI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (09-06-2009)

  KIỆN TƯỚNG TRỒNG SẦU RIÊNG TRÁI VỤ Ở TIỀN GIANG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009)

  NUÔI NHÔNG TRÊN SÀN GỖ (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009)

  Công trình nghiên cứu kỳ thú của Nhật hoàng Akihito (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009)

  KINH NGHIỆM THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN ĐẬU TƯƠNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009)

  TÁC HẠI CỦA PHỐI GIỐNG CẬN HUYẾT (Báo NNVN - Số ra ngày 5/6/2009) (06-06-2009)

  MỸ: TẠO GIỐNG BÒ SIÊU THỊT, SỮA CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 4/6/2009) (06-06-2009)

  VINH DANH NHỮNG NGƯỜI TRỒNG HỒ TIÊU GIỎI (Báo NNVN - Số ra ngày 4/6/2009) (06-06-2009)

  CHUYỆN MỘT GIỐNG LÚA "KẺ GHÉT, NGƯỜI YÊU" (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007