Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7114
Toàn hệ thống 8892
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Chất lượng giống chính là độ đồng đều, độ thuần di truyền của giống. Tuy nhiên giống có duy trì và giữ được độ thuần hay không còn tùy thuộc vào điều kiện canh tác cũng như yếu tố môi trường mà cây lúa phải gánh chịu, v.v... Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã kết luận: Sự thoái hóa giống (độ thuần di truyền) giảm sút là do các nguyên nhân chính sau đây:

 

1. Giống bị lẫn tạp do yếu tố cơ giới gây nên, đây là nguyên nhân chủ yếu, có thể nói đến trên 80% là do nguyên nhân này gây ra như: khi thu hoạch, khâu tuốt nhai lúa mà không chú ý đến khâu phơi khô, rê sạch, làm sạch máy móc; không làm sạch sân phơi, bao bì không sạch, gieo sạ còn bị lẫn nền cũ còn lúa ma, nói chung tất cả các yếu tố cơ giới thực hiện trong quá trình sản xuất không làm đúng quy trình thì đều gây nên sự lẫn tạp và sẽ gây nên sự thoái hóa giống.

2. Do quá trình thụ phấn chéo của cây lúa. Hoa lúa là loại hoa tự thụ song quá trình thụ phấn chéo, phấn lạ bay tới nó cũng được thụ phấn, chính vì vậy mà quy trình sản xuất giống lúa nguyên chủng và siêu nguyên chủng phải cách ly giữa các giống ít nhất phải được 5-10m. Hiện tượng này chiếm từ 2-5% tùy từng giống và điều kiện thời tiết, xảy ra nghiêm trọng nhất khi cây lúa trỗ tung phấn gặp điều kiện gió lớn.

3. Quá trình canh tác không phù hợp cho giống đó như bón phân không cân đối, các giống lúa bị nhiễm sâu bệnh và cây lúa phải chịu các điều kiện khí hậu thời tiết khác như nóng quá hoặc rét quá cũng gây nên sự thoái hóa giống.

4. Do điều kiện bất lợi về khí hậu thời tiết gây ra cụ thể như: quá khô hạn, ngập lụt kéo dài, nhiệt độ cao, bức xạ chiếu sáng lớn, sấm sét... cũng có thể gây ra sự đột biến cấu trúc của gene làm giống phân ly ra nhiều dạng hình, nhiều tầng giống dẫn đến năng suất giảm.

Hầu hết các giống được Viện lúa phóng thích, hay du nhập từ nước ngoài như: IR64, VD920, hay các giống du nhập từ Viện lúa quốc tế IRRI mang tên MTL của trường Đại học Cần Thơ vv... ở ngoài sản xuất trước những năm 2000 cũng đã bị thoái hóa trầm trọng. Mặt khác dưới tác động chọn lại của các nhà tạo giống nó đã được tách ra từ một dòng thuần và tạo nên một giống từ những giống phân ly đó ví dụ như giống IR841 chính là một giống gốc của jasmine-85; hay giống IR50404 cũng đã lọc ra nhiều dòng giống khác nhau như: IR50404 gốc tím, nhị vàng, 85 ngày vv... Vì vậy cứ sau 2 vụ bắt buộc bà con lại phải về cơ sở sản xuất giống nhận, hoặc mua lại giống xác nhận. Tuyệt đối không nên sản xuất một giống trong nhiều vụ, nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.

Cách khắc phục tình trạng thoái hóa giống: Các phương pháp khắc phục cũng dựa trên các nguyên nhân trên, cụ thể cần:

+ Chọn giống có độ thuần cao, có nguồn gốc rõ ràng với tên giống cụ thể, cơ quan nào sản xuất, người sản xuất và ngày kiểm nghiệm cũng như thời hạn sử dụng. Chất lượng giống lúa và tiêu chuẩn hóa cho ngành phải thực hiện theo tiêu chuẩn bảng 1 mà Bộ NN-PTNT đã ban hành

* Về khía cạnh canh tác:

+ Chú ý làm vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ, làm sạch lúa lẫn ở nền cũ.

+ Cày bừa trục kỹ, tơi nhuyễn, bằng phẳng không để đọng nước chỗ lung...

+ Sạ thưa theo hàng, áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng để kiểm soát cỏ và lúa lẫn của giống khác.

+ Bón phân cân đối theo phương pháp 4 đúng.

+ Phải chú ý khử lẫn ở 4 giai đoạn của cây lúa: đẻ nhánh, trước trỗ, sau trỗ 80%, chín và thu hoạch.

* Về chế biến, bảo quản và thu hoạch:

+ Thu hoạch đúng độ chín.

+ Máy tuốt nhai, máy rê trước khi hoạt động phải được làm sạch thật kỹ bảo đảm không có hạt giống lẫn khác ở trong máy.

+ Vệ sinh sân phơi, bao bì và các dụng cụ lao động khác nhất là công nhân phơi sấy lúa.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản khắc phục tình trạng giống bị lẫn tạp và thoái hóa, bà con nông dân nên chú ý khi canh tác trong tất cả các khâu từ khi mua và nhận giống xác nhận từ công ty hay đại lý giống, phải nắm rõ lai lịch giống, vận dụng theo phương pháp trên dứt khoát bà con sẽ thu được vụ mùa bội thu.

Th.S Trần Đức Thạch  

Số lần xem trang : 16984
Nhập ngày : 13-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NÔNG DÂN TỰ CHẾ THUỐC TRỪ SÂU RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 10/4/2009) (13-04-2009)

  Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc:Giống phải được đấu thầu, mua bán! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  ĐỒNG NAI: NÔNG DÂN LẠI MÉO MẶT VÌ BẮP KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  TRUNG QUỐC LAI TẠO BẮP CẢI NHIỀU MÀU SẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 8/4/2009) (08-04-2009)

  Cỏ Hương Bài - Giải pháp xử lý mới chất thải chăn nuôi (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  CÔNG NGHỆ NANO ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  Cần “kích cầu” cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2009) (07-04-2009)

  SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 2/4/2009) (03-04-2009)

  THỦY SẢN VIỆT NAM LÀ NGÀNH HỘI NHẬP KHÁ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007