ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hiện nay các tỉnh phía Bắc đang vào vụ thu hoạch đậu tương xuân. Để giúp bà con thu hoạch và bảo quản đậu tương đạt hiệu quả cao, chất lượng tốt nhất chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Mai Quang Vinh, Hiệp hội giống thương mại cây trồng Việt Nam về kinh nghiệm này, xin giới thiệu với bà con.
Thời điểm thu hoạch: Cần phân biệt 2 giai đoạn chín của đậu tương: Thời kỳ chín sinh lý khi cây có trên 50% số lá đã chuyển vàng và thời kỳ chín hoàn toàn khi hầu hết các lá đã vàng, bắt đầu rụng; khoảng 95% số quả trên cây đã chuyển sang màu nâu xám. Đây là thời điểm thu hoạch thích hợp. Nếu thu sớm, hạt chưa già, chất lượng thấp, tốn công phơi; ngược lại nếu thu muộn một số quả sẽ tách vỏ, hạt rơi rụng làm hư hao, gặp thời tiết nắng gắt dinh dưỡng trong hạt bị suy giảm.
Xử lý cho rụng lá trước khi thu hoạch: Đây là kinh nghiệm của nhiều nơi nhằm làm giảm công thu hái, vận chuyển đồng thời góp phần để lại chất xanh cải tạo cho đất rất tốt. Trước khi thu hoạch 1 tuần bà con pha 0,3-0,5kg phân kali (KCl) trong bình phun 10 lít, phun kỹ trên mặt lá, mỗi sào Bắc bộ phun khoảng 2 bình, chỉ sau 3-5 ngày lá sẽ rụng hết là có thể nhổ hoặc cắt cây đem phơi khô, đập lấy hạt dễ dàng. Những nơi có hệ thống tưới tiêu chủ động có thể tháo nước ngâm ruộng sâu 15-20cm trước khi thu hoạch 5-7 ngày cho cây rụng hết lá rồi cắt cây mang về. Ngoài ra,bà con có thể dùng Ethrel 40% (loại 400g/l của Trung Quốc) pha nồng độ 0,1% phun kỹ trên lá, chỉ 3-5 ngày sau cây sẽ rụng hết lá mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt đậu.
Thu hoạch, tách và phơi hạt hạt: Trường hợp không có điều kiện xử lý rụng lá trước khi thu hoạch thì cắt cả cây đem về ủ 2 ngày rồi đem ra rũ cho hết lá, tiếp tục ủ thêm 2-3 ngày cho quả chín hoàn toàn, hạt vàng không nứt. Đem phơi qua 1 nắng, đập lấy hạt, sàng sẩy để loại bỏ tạp chất, hạt xanh, hạt nhỏ, hạt vỡ rồi tiếp tục phơi tới khi khô giòn (cắn giòn không dính răng) đạt độ tủy phần còn 12% thì đưa vào bảo quảnrồi đem bảo quản. Chú ý: không được phơi hạt trên sân gạch hoặc sân xi mang, không phơi quá nắng, hạt quá giòn (cắn giòn vỡ tan) làm giảm chất lượng hạt thương phẩm hoặc mất sức nẩy mầm với hạt làm giống.
Bảo quản hạt thương phẩm: Thời gian bảo quản lâu hay mau, chất lượng cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào đặc tính giống, công nghệ trước thu hoạch, phương pháp bảo quản, nhiệt độ và độ ẩm trong lúc bảo quản.
- Với phương pháp bảo quản cổ truyền có thể giữ được 3-7 tháng. Với phương pháp này người ta thường đưa hạt sau khi phơi khô khoảng 2-3 giờ vào bảo quản trong các dụng cụ chứa đựng như lu, chum sành, bể xi măng rửa sạch, hong khô. Dưới đáy dụng cụ chứa có lót một lớp tro, lá chuối khô hoặc lá xoan ta rồi cho hạt giống vào. Chú ý: không được bảo quản lúc hạt còn nóng dễ hấp hơi làm giảm chất lượng hoặc mất sức nẩy mầm. Đổ gần đầy hạt, trên cùng phủ một lớp tro, lá chuối khô để chống ẩm và ngăn chặn sâu mọt xâm nhập tấn công. Kiểm tra định kỳ, nếu thời tiết tốt mà chưa tiêu thụ thì đem phơi thêm một nắng.
- Nếu khối lượng hạt lớn nên đem bảo quản trong kho mát, có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Kho bảo quản giống phải khô ráo, thoáng, sạch, có chất cách ẩm. Các bao giống xếp trên kệ cách mặt đất 30cm, cách tường 20cm, cách trần 50cm.
Sản xuất và bảo quản hạt giống cho vụ sau: Chọn những cây tốt, đúng giống, nhiều quả, quả đều, ít sâu bệnh để thu hoạch làm giống. Trên ruộng để giống, loại bỏ những cây khác dạng, chín không đều hoặc bị sâu bệnh nhiều. Sau khi phơi khô, làm sạch hạt, tiến hành sàng sẩy, phân loại để chọn ra những hạt to, mẩy, đều, không sâu bệnh đem vào đóng gói theo qui định của cấp giống rồi cho vào kho bảo quản.
Thí nghiệm của Viện Lúa Ô Môn cho thấy có thể xử lý hạt giống đậu tương bằng Basudin 10H với lượng 10g/10 kg hạt giống rồi cho vào túi nilon có độ dày 0,5mm buộc chặt, cho tiếp vào keo nhựa đậy kín, nggoài cùng bọc tiếp một lớp nilon, buộc chặt, dán miệng keo lại để nơi thoáng mát cho kết quả rất tốt, đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm cao, cây giống khỏe cho vụ sau, năm sau.
KS. Cận Số lần xem trang : 16855 Nhập ngày : 06-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam GIỐNG CÀ CHUA CAO SẢN I-66 (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010) NUÔI CHỒN ĐỂ THU CÀ PHÊ CHỒN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2010) (29-06-2010) Chọn đất và phân bón hữu cơ - Yếu tố quyết định trong trồng bưởi (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010) SX phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010) VƯỜN CÂY ĂN TRÁI... HÁI RA TIỀN (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005) Vĩnh Long: Bội thu nhờ giống lúa kháng phèn mặn (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005) NGƯỜI DAO NUÔI NHÍM LÀM GIÀU (Báo NNVN - Số ra ngày 17/6/2010) (11-11-2005) TRỒNG CHANH... XÂY BIỆT THỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2010) (11-11-2005) BẢO QUẢN RAU BẰNG CÔNG NGHỆ MAP (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2010) (11-11-2005) XÁC ĐỊNH ĐỘ PH TRONG NUÔI TÔM, CÁ NƯỚC NGỌT (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2010)(10-11-2005) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|