ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hàng năm Đoàn doanh nghiệp Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đều tổ chức đi “thăm đồng” ở các tỉnh trồng tiêu trọng điểm như: Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu để theo dõi tình hình sản xuất, dự báo mùa màng, định hướng kế hoạch kinh doanh mua bán xuất khẩu.
Nhìn ở góc độ sản xuất nhận thấy: Người trồng tiêu nhiều năm qua đã phải ứng phó, trả giá do thiên tai, dịch hại, do giá cả thị trường biến động khó lường v.v... Trải qua cuộc sàng lọc khắc nghiệt, đến nay đã phân loại thành 2 hình thái sản xuất tiêu khá rõ nét:
Thứ nhất:
Đã hình thành lực lượng những nông dân sản xuất hồ tiêu giỏi theo hướng thâm canh, bền vững, chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm. Loại hình này đang có xu hướng phát triển mạnh, sẽ quyết định phần lớn sản lượng và chất lượng hồ tiêu Việt Nam.
Những hộ trồng tiêu giỏi đạt năng suất cao: 7 - 8 tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt trên 10 tấn/ha/vụ, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, là những hộ có đủ năng lực đầu tư, có trình độ hiểu biết về nông học và luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, họ đúc kết kinh nghiệm thực tế. Nhiều hộ đã có những bí quyết gia truyền, bí quyết đó đã trở thành hàng hóa, trao đổi, mua bán với trị giá hàng chục, hàng trăm triệu đồng.
Thứ hai:
Đang còn tồn tại số diện tích khá lớn gồm những vườn tiêu xấu, rất xấu. Những chủ vườn tiêu này không thâm canh, do nghèo, khó tiếp cận ngân hàng vay vốn, do trình độ áp dụng tiến bộ KHKT yếu kém, do chạy theo phong trào trồng tự phát tại nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do quá lạm dụng phân, thuốc hóa học (có cả phân, thuốc kém chất lượng, giả) dẫn đến cây tiêu suy dinh dưỡng, nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Nếu không có sự hỗ trợ hữu hiệu của nhà nước, các ngành chức năng (đặc biệt là công tác BVTV để ngăn chặn dịch hại) thì loại hình này sẽ bị thu hẹp, có nguy cơ lụi tàn.
Cây hồ tiêu cả nước hiện có khoảng 50.000 ha, trong đó có khoảng 48.000 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn/năm. Sau khi đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước, 90 - 95% sản lượng dành cho xuất khẩu, trị giá trên 300 triệu USD/năm. Hộ trồng tiêu đạt năng suất 7-8 tấn/ha, giá trị sản xuất đạt tới mức trên 300 triệu đồng/năm (giá BQ: 40.000đ/kg). Năm 2007 với giá tiêu đen 55.000 đ/kg, những vườn tiêu năng suất 7- 8 tấn/ha, đã thu lãi ròng tới 70% trên giá bán, năm 2009 giá tiêu xuống 32.000 đ/kg, mức lãi vẫn còn khoảng 50%.
Hơn tám năm qua,Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới. Công đầu thuộc về người sản xuất, đặc biệt là những nông dân sản xuất giỏi. Họ là những tấm gương điển hình rất đáng được tôn vinh, học tập.
Để phát triển hồ tiêu bền vũng, hiệu quả, một trong những cách tốt nhất là: Hãy học tập từ những nông dân sản xuất hồ tiêu giỏi, nhân rộng điển hình. Bằng cách: Chính quyền các cấp, các nhà quản lý hãy “chiêu hiền đãi sỹ” động viên, kêu gọi những nông dân sản xuất giỏi trổ hết những kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, phòng trừ dịch hại, chế biến bảo quản…
Hàng năm, Chính phủ, Bộ ngành chức năng giao các chương trình, đề tài dự án, kinh phí cho tổ chức nào sát nông dân nhất: Tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ giữa bà con nông dân trong vùng, giữa các địa phương với các nhà khoa học và các nhà quản lý. Những kinh nghiệm thành công được in ấn thành sách, băng hình, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và thường xuyên được bổ sung, cập nhật. (Cách thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm… mà các Bộ ngành, địa phương thực hiện như lâu nay xem ra ít đi vào cuộc sống, chưa đạt hiệu quả như mong muốn).
Được biết Bộ NN-PTNT trong tháng 6-2009 sẽ tổ chức Hội thảo về: Phát triển cây hồ tiêu bền vững, rất nên mời những chủ nông hộ sản xuất hồ tiêu giỏi.
Danh sách một số nông dân sản xuất hồ tiêu giỏi
Họ tên
|
|
Địa chỉ
|
DT trồng
|
N/suất thu hoạch
|
BÌNH PHƯỚC
|
|
|
|
|
Trần Văn Điệp
|
|
Ấp TàTê 2, xã Lộc thành, L/Ninh
|
2
|
8
|
Nguyễn Bá Thịnh
|
|
Ấp 4, xã Lộc An, Lộc Ninh
|
5
|
6
|
Vương Văn Lự
|
|
Ấp 2 xã Lộc An, Lộc Ninh
|
3,2
|
6,5
|
Đinh Văn Chuyển
|
|
Ấp Vườn Bưởi, Lộc Thiện, L/Ninh
|
3
|
6,5
|
Đinh Văn Hướng
|
|
ấp Vườn Bưởi, Lộc Thiện, L/Ninh
|
3
|
8,5
|
Phạm Văn Phận
|
|
Ấp 2, xã Lộc An, Lộc Ninh
|
0,7
|
5
|
ĐỒNG NAI
|
|
|
|
|
Lê Nam
|
|
Ấp Gia Lào, xã Suối Cau, Xuân Lộc
|
2
|
7
|
Trần Hữu Thắng
|
|
Ấp Thuận Lộc, xã Xuân Thọ, Xuân Lộc
|
1,4
|
7
|
BÀ RỊA VŨNG TÀU
|
|
|
|
|
Hồ Long
|
|
Thôn Hiệp Thành, Quảng Thành, Châu Đức
|
0,6
|
10
|
NguyễnThanhPhương
|
|
Thôn Xuân Tân, Xuân Sơn, Châu Đức
|
1,2
|
5,5
|
GIA LAI
|
|
|
|
|
Nguyễn Văn Quéo
|
|
Thị trấn Chư Sê
|
9
|
10
|
Lê Phước Tuấn
|
|
Xã IaBlang, Chư Sê
|
3,5
|
5,7
|
Nguyễn Văn Luyến
|
|
Xã IaBlang, Chư Sê
|
5
|
6
|
Ô: Rahlanke
|
|
Xã IahRu, Chư Sê
|
4
|
7
|
ĐĂC LẮC
|
|
|
|
|
Nguyễn Sang
|
|
Xã Iahleo, huyện Iahleo
|
3
|
8
|
ĐĂC NÔNG
|
|
|
|
|
Võ Văn Khuân
|
|
Số 37, tỉnh lộ 6, thôn 2 xã NamNJang, Đăc Song
|
12
|
8
|
Trần Đức Tụng Số lần xem trang : 16935 Nhập ngày : 06-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam BỆNH BẠCH TẠNG TRÊN CÂY BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 27/8/2009) (03-09-2009) SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ DƯA HẤU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/8/2009) (03-09-2009) LÂM ĐỒNG: CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (03-09-2009) PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (31-08-2009) QUẢN BẠ CÓ GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/8/2009) (31-08-2009) GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CAO SẢN DT2001 (Báo NNVN - Số ra ngày 3/8/2009) (31-08-2009) LONG AN: TRỒNG THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 27/7/2009) (31-08-2009) CẦN HỢP TÁC TRỒNG NẤM SÒ LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 10/7/2009) (23-07-2009) TRICHODERMA - TÀI NGUYÊN ĐƯỢC ĐÁNH THỨC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/7/2009) (23-07-2009) BỆNH DO NẤM SAPROLEGNIA Ở CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 2/7/2009) (23-07-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|