ThS. ĐỖ THỊ LỢI Bên cạnh việc chọn tạo giống theo hệ thống chính thống của Viện-Trường, việc nông dân tham gia chọn tạo giống lúa từ chương trình “Nâng cao năng lực cộng đồng trong lĩnh vực chọn tạo giống ở đồng bằng sông Cửu Long” do Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL triển khai và thực hiện trong những năm qua đang là một giải pháp mới và phù hợp với nhu cầu sản xuất hiện nay.
Hướng đi mới mẻ này đã và đang góp phần tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL. Một trong những thành công đầu tiên của chương trình này là tạo ra giống lúa mới HĐ1.
Với mục tiêu phát triển giống lúa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, có đặc điểm hình thái phù hợp với nhu cầu sản xuất và sinh thái trồng lúa của từng vùng riêng biệt, HĐ1 là một trong những giống lúa đã được nông dân trực tiếp tham gia chọn lọc với sự hỗ trợ kỹ thuật từ những nhà khoa học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL. Từ tổ hợp lai L340 được thực hiện năm 2001 tại Trường Đại học Cần Thơ, có nguồn gốc cha mẹ là AS996//MTL156/Nàng Nhuận, các dòng lai phân ly từ F3 đến F6 được nông dân Nguyễn Văn Tính trực tiếp chọn lọc theo phương pháp phả hệ tại tổ giống xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2003-2005. Nhờ vào sự chọn lọc nghiêm ngặt cho vùng sinh thái khó khăn này, HĐ1 khi được phóng thích là một thành công trong lĩnh vực chọn giống lúa chống chịu phèn mặn khi nó di truyền được đặc tính quý giá này từ các giống cha mẹ Nàng Nhuận và AS996.
Bảng 1: Đặc tính cơ bản của các giống lúa dùng làm cha mẹ
Đặc tính
|
AS996
|
MTL156
|
Nàng Nhuận
|
Thời gian sinh trưởng (ngày)
|
92
|
92
|
Lúa mùa
|
Cao cây (cm)
|
90
|
86
|
120
|
Năng suất (T/ha)
|
7,5
|
8,0
|
5
|
Dạng hạt
|
Thon dài
|
Thon dài
|
Lở
|
Chống chịu
|
Chịu phèn
Kháng rầy nâu
Hơi nhiễm cháy lá
|
Chịu phèn nhẹ
Kháng rầy nâu
Kháng cháy lá
|
Chịu phèn và mặn
Hơi nhiễm rầy
Hơi nhiễm cháy lá
|
Trong hai năm 2006-2007, giống lúa HĐ1 trải qua quá trình khảo nghiệm năng suất ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An và ba vùng miền Đông Nam bộ là Hóc Môn - TPHCM, Bình Thuận và Ninh Thuận. Kết quả khảo nghiệm cho thấy HĐ1 có tính thích nghi rộng với hầu hết điều kiện thổ nhưỡng ở ĐBSCL, hiện đang được nông dân các vùng trồng lúa ưa chuộng do có năng suất cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lúa gạo.
Diện tích canh tác giống lúa này đang ngày càng tăng đặc điểm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trong sản xuất. Cục Trồng Trọt - Bộ NN-PTNT đã từng đưa HĐ1 vào danh sách Bộ giống lúa triển vọng cho ĐBSCL từ vụ đông xuân 2007-2008 và vừa mới đây, tại Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 10 và 11/4/2009, HĐ1 được công nhận là giống lúa “sản xuất thử” do đang có diện tích gieo trồng lên đến trên 10 ngàn hecta ở các vùng trọng điểm lúa ĐBSCL.
Giống lúa mới HĐ1 có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, chiều cao cây thấp, rất cứng cây, đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong điều kiện thâm canh, nhất là các vùng lũ thuộc các tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL như hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Giống này cho năng suất rất ổn định với số hạt chắc trên bông cao, trọng lượng 1.000 hạt khoảng 26-27 gram. Qua thử nghiệm, giống HĐ1 thể hiện được ưu điểm chống chịu rầy nâu và chống chịu tốt với bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá trong giai đoạn hiện nay.
Với dạng gạo thon dài, tỷ lệ bạc bụng tương đối thấp 8%, HĐ1 đáp ứng tốt nhu cầu gạo xuất khẩu. Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng cho thấy protein của đạt 7,4%. Với hàm lượng amylose trung bình 22,2% và độ trở hồ cấp 7, giống HĐ1 thuộc loại mềm và ngon cơm.
Bảng 1: Đặc tính cơ bản của các giống lúa dùng làm cha mẹ
Đặc tính
|
HĐ1
|
Tổ hợp lai
Thời gian sinh trưởng
|
AS996//MTL156/Nàng Nhuận 90-95 ngày
|
Cao cây
|
87-94 cm
|
Năng suất
|
6-8 tấn/ha
|
Dạng hạt
Số bông/m2
|
Thon dài
220-250 bông
|
Tính chống chịu
|
Chịu phèn, mặn tốt
Chống chịu rầy nâu tốt
Kháng vàng lùn-lùn xoắn lá
Hơi nhiễm cháy lá
|
Để canh tác giống HĐ1 đạt hiệu quả cao, cần lưu ý đây là giống lúa mẫn cảm với phân đạm, nên giảm bớt 15-20% lượng phân đạm trong suốt quá trình bón phân. Điều này sẽ giúp bà con nông dân chủ động phòng ngừa bệnh đạo ôn trên cây lúa.
Giống lúa HĐ1 là một trong những thành công lớn của công tác chọn tạo giống lúa mới có sự tham gia. Với sự định hướng và hỗ trợ kỹ thuật của nhà khoa học, các nông dân tiên tiến của cộng đồng đã tiến hành chọn giống/dòng lúa ngay trên mảnh đất của mình thông qua các kỹ thuật lai tạo và chọn lọc đã được tập huấn. Sau HĐ1 là những giống lúa TM3 (Thạnh Mỹ-Châu Thành-Trà Vinh), NV2 (Núi Voi-Tịnh Biên-An Giang), BL17 (Bạc Liêu)… Các giống lúa này đang được ứng dụng trong sản xuất cho từng địa phương và một số vùng sinh thái trồng lúa có đặc điểm tương đồng. Những thành tựu trên ngày càng chứng minh được rằng có nhiều hơn những nông dân Việt Nam tâm huyết trong công tác phục vụ lợi ích của cộng đồng.
ThS. Ông Huỳnh Nguyệt Ánh Số lần xem trang : 17070 Nhập ngày : 09-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam BẢO TỒN CÁ QUÝ TRONG AO CÁ BÁC HỒ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) CHẾ BIẾN THỊT QUẢ CÀ PHÊ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) MÁY GẶT ĐẬP "MADE IN HAI TÍNH" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) MÁY CUỘN ÉP RƠM LÚA CER5070 (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) HAI GIỐNG DƯA CHUỘT LAI MỚI CHO CHẾ BIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) "CHA ĐẺ" CÁ CHÌNH BÔNG ĂN NỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) CÁCH CHO VŨ SỮA RA TRÁI SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) SẼ CÓ TIÊU CHUẨN CHO NGƯỜI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÓC GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) TỰ LÀM BẾP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (Báo NNVN - Số ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|