Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 153
Toàn hệ thống 1011
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Việt Nam, điểm xuất phát từ một nền kinh tế thuần nông yếu kém về mọi mặt. Mầy mò từ mô hình này đến mô hình khác.

 

Mãi đến những năm thập kỷ 60 khi cách mạng xanh- cách mạng giống cây trồng phát triển, Viện lúa gạo quốc tế (IRRI) ra đời, Việt Nam bắt đầu du nhập các giống lúa ngắn ngày IR5, IR8, IR36, IR42... để thay thế các giống lúa dài ngày với thời gian sinh trưởng từ 6-7 tháng mà năng suất chỉ đạt 2-3 tấn/ha. Song song với cuộc cách mạng xanh phát triển là cuộc cách mạng về cơ chế chính sách đổi mới của nhà nước giành cho nông nghiệp cụ thể là Nghị định 10 - một cơ chế đổi mới cho nông dân tự làm chủ trên mảnh đất của mình.

Ngay sau khi năm 1985 với sự thay đổi trên mà nông nghiệp Việt Nam từ một nước còn phải nhập lương thực hàng năm đã mau chóng trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới với những giống lúa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng chỉ là 85-90 ngày mà năng suất có thể đạt từ 7.5-8.0 tấn/ha như OM3536 tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp vụ đông xuân 2002-2003).

Chính điều này đã cho phép người nông dân thâm canh tăng vụ ở ĐBSCL, từ 1 vụ lúa mùa chính tăng lên 2 vụ đông xuân và hè thu ăn chắc, thậm chí tăng lên tới 3 vụ (đông xuân-xuân hè và thu đông) và 2 năm/7 vụ với những giống lúa chỉ có 85-90 ngày mà năng suất có thể đạt được 7-8 tấn/ha là chuyện bình thường như ở huyện Châu Thành, Chợ Mới (An Giang) và nhiều vùng phù sa cổ ở những vùng ven 2 bờ sông Tiền và sông Hậu.

Tuy nhiên lương thực hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn nằm ở khu vực ĐBSCL - vựa lúa lớn nhất của cả nước. Song xét về mặt giống lúa đứng vững và phát triển một cách bền vững được lại là một bài toán khá rắc rối, nhất là các tiểu vùng sinh thái khó khăn bất lợi cho cây lúa đó là vùng bán đảo Cà Mau, khu Tứ giác Long Xuyên và khu vực Đồng Tháp Mười, vv... 

Cụ thể: Vùng đất phèn chiếm 1.68 triệu ha chiếm 44% tổng diện tích của đồng bằng.

- Vùng đất phù sa với nước ngọt tưới tiêu thuận lợi cho cây lúa là 1.16 triệu ha.

- Vùng mặn ven biển như bán đảo Cà Mau là: 0.70 triệu ha chiếm 18%.

- Còn lại là 8% đất khác như lầy thụt với ngộ độc hữu cơ rất cao như vùng U Minh.

+ Nhiệt độ bình quân trong năm là: 27oC (min 25oC - max 33oC)

+ Thời gian chiếu sáng khoảng 2.500 giờ/năm

+ Lượng mưa trung bình từ 1.500-2.000mm/năm

Nói chung khí hậu thời tiết trên đủ và thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát dục của cây lúa. Và diện tích 2 năm trở lại đây ngày càng tăng do nhiệt độ biến đổi và triều cường. Song vấn đề ở đây chỉ còn là công tác giống - giống:chống chịu với điều kiện bất lợi là phèn và phèn mặn. Sau đây là những giống lúa triển vọng: 

1.  Một số giống lúa chịu phèn và phèn mặn đã được khảo kiểm nghiệm trên nhiều tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL. 

Tên gốc

Tổ hợp cha mẹ

Tên địa phương

Nguồn gốc

IR42

 

(NN4B)

Du nhập từ IRRI

IR48

 

(NN5B)

Du nhập từ IRRI

OM922

 

 

Viện Lúa ĐBSCL

OM723-7

 

 

Viện Lúa ĐBSCL

OM723-11

 

 

Viện Lúa ĐBSCL

Tép hành đột biến

Từ tép hành mùa

 

Viện Lúa ĐBSCL

Mashuri

Lúa mùa Ấn Độ

 

Du nhập từ IRRI

OM1348

 

 

Viện Lúa ĐBSCL

OM1352-5

 

 

Viện lúa ĐBSCL

IR65185-3B-8-3-2

CRS10/TCCP266-B-10

Sipicot

Du nhập từ IRRI

IR65195-3B-13-2-3

IR10198/TCCP266-B-11

Matnog

Du nhập từ IRRI

IR52713-2B-1-2

IR64/IR4630-22-2-3-1

Naga

Du nhập từ IRRI

OM576

Hungari 2/IR42

 

Viện lúa ĐBSCL

OM2395

 

 

Viện lúa ĐBSCL

AS996

 

 

Viện lúa ĐBSCL

OM2031

 

 

Viện lúa ĐBSCL

Trên đây là những giống chống chịu mặn và phèn mặn khá tốt qua nghiên cứu và khảo kiểm nghiệm, đã đưa ra sản xuất trong nhiều vụ vừa qua của Viện Lúa quốc tế (IRRI) và Viện Lúa ĐBSCL nên bà con vùng mặn và phèn mặn cân nhắc lựa chọn kỹ để áp dụng trên đồng ruộng của mình.

ThS. Trần Đức Thạch

Số lần xem trang : 17129
Nhập ngày : 09-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  HƯỚNG ĐI MỚI CHO NGƯỜI NUÔI CÁ LÓC (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008)

  CÁCH KHẮC PHỤC CÁ TRA ĂN MỒI THẤT THƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  SẮP TẾT CẦN CHÚ Ý RỆP HẠI QUẤT KIỂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  GIỐNG CÀ CHUA CHỊU NHIỆT HỒNG CHÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/12/2008) (19-12-2008)

  MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG NGÔ HỢP LÝ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/12/2008) (19-12-2008)

  TRANG TRẠI RÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/12/2008) (18-12-2008)

  "Tiêu hoá" gói kích cầu 100.000- 110.000 tỷ đồng: Nên hướng về nông thôn (Báo NNVN - Ngày 18/12/2008) (18-12-2008)

  THỪA THIÊN - HUẾ: HIỆU QỦA TỪ PHÂN VI SINH (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

  BÃ RƯỢU, THỨC ĂN TỐT CHO CÁ CHÉP (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

  NGƯỜI CẮM LÚA LAI VÀO XỨ NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007