Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1739
Toàn hệ thống 3486
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 18 tháng 5 năm 2009 có đăng bài “Cây mì mắc bệnh... nan y” của tác giả Hải Thanh, phản ánh về bệnh lạ, gây thiệt hại cho người trồng mì ở Quảng Ngãi 15 tỷ đồng. 

 

Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi, Trung tâm bảo vệ thực vật miền Trung - thuộc Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành thu thập mẫu bệnh gửi Viện Bảo vệ thực vật. Viện Bảo vệ thực vật cũng đã cử cán bộ tiến hành điều tra, khảo sát vùng trồng mì bị bệnh tại Đồng Nai và Quảng Ngãi.

Căn cứ kết quả chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR với các cặp mồi đặc trưng của Phytoplasma, kết quả phân tích triệu chứng bệnh lý cá thể và thông tin khoa học quốc tế về bệnh hại trên cây mì (sắn), Viện Bảo vệ thực vật xác định Phytoplasma (dịch khuẩn bào) là tác nhân gây bệnh trên cây mì ở Quảng Ngãi và Đồng Nai.

Triệu chứng điển hình của bệnh ở giai đoạn trước thu hoạch của cây mì là mọc nhiều chồi ngọn và chồi thân giống như “chổi rồng”. Cây bị bệnh nặng có nhiều chồi và ngọn bị chết khô. Lá cây bị bệnh nhỏ lại và thô cứng, các đốt thân sít lại với nhau. Trên thân và củ phần tiếp giáp với vỏ chuyển mầu thâm đen. Cây mì bị bệnh sớm thường không cho thu hoạch. Cây bị bệnh muộn thì làm giảm năng suất từ 10 – 30%, hàm lượng tinh bột giảm 20 – 30% (báo cáo của nhà máy tinh bột mì Quảng Ngãi).

 Kết quả điều tra khảo sát tại hiện trường cho thấy giống mì KM 94 bị bệnh nặng nhất, các giống mì khác và giống mì địa phương bị bệnh nhẹ hơn hoặc rất ít khi phát hiện triệu chứng bệnh trên đồng ruộng. Đặc biệt vùng mì nguyên liệu của các nhà máy chế biến tinh bột mì ở Quảng Ngãi có trên 90% diện tích trồng giống mì KM 94 nên bệnh đã gây thiệt hại đáng kể cho người trồng mì và các nhà máy chế biến tinh bột thì thiếu nguyên liệu.

 Phytoplasma gây bệnh “chổi rồng” trên mì được ghi nhận gây hại rất phổ biến ở Thái Lan và các tỉnh trồng mì ở phía Nam nước ta hiện nay. Bệnh lây lan qua hom giống và côn trùng môi giới. Năm 2005 ở các vùng mì ở phía Nam đã ghi nhận bệnh gây hại rải rác, nhưng chưa được quan tâm. Việc sử dụng hom giống từ cây bệnh và vận chuyển hom giống bị bệnh từ vùng này qua vùng khác là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh gây hại trên diện rộng ở các vùng trồng mì khác nhau. Việc nghiên cứu xác định côn trùng môi giới đang được tiến hành và cần tiến hành khẩn trương để làm cơ sở cho một giải pháp khoa học phòng trừ bệnh và hạn chế lây lan của bệnh trên đồng ruộng.

 Để hạn chế tác hại của bệnh “chổi rồng” trên cây mì do Phytoplasma gây ra cần tiến hành khẩn trương các biện pháp:

- Vệ sinh đồng ruộng và triệt để tiêu huỷ nguồn cây mì bị bệnh ở vụ trước trên đồng ruộng và cây mì mới trồng đã biểu hiện triệu chứng của bệnh.

- Sử dụng giống mì từ vùng chưa bị bệnh và cây mì sạch bệnh để làm giống.

- Không vận chuyển hom giống từ vùng mì bị bệnh đến các vùng trồng mới, vùng mì chưa bị bệnh.

- Về lâu dài cần tuyển chọn giống chống chịu với bệnh, có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng bước thay thế giống mì KM 94 bị bệnh nặng như kinh nghiệm ở Đồng Nai và cần có cơ cấu giống phù hợp, tránh tình trạng chỉ có một giống chủ lực KM 94 như vùng mì nguyên liệu ở Quảng Ngãi.

Ngô Vĩnh Viễn

Số lần xem trang : 17677
Nhập ngày : 25-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NÔNG DÂN TỰ CHẾ THUỐC TRỪ SÂU RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 10/4/2009) (13-04-2009)

  Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc:Giống phải được đấu thầu, mua bán! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  ĐỒNG NAI: NÔNG DÂN LẠI MÉO MẶT VÌ BẮP KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  TRUNG QUỐC LAI TẠO BẮP CẢI NHIỀU MÀU SẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 8/4/2009) (08-04-2009)

  Cỏ Hương Bài - Giải pháp xử lý mới chất thải chăn nuôi (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  CÔNG NGHỆ NANO ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  Cần “kích cầu” cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2009) (07-04-2009)

  SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 2/4/2009) (03-04-2009)

  THỦY SẢN VIỆT NAM LÀ NGÀNH HỘI NHẬP KHÁ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007