Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 4861
Toàn hệ thống 6236
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Mảng cầu Xiêm là một loại cây ăn trái đặc sắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, được nhiều người ưa chuộng vì giàu chất dinh dưỡng và có hương vị hấp dẫn, ngọt mà hơi chua.

 

Trái mãng cầu Xiêm không những chỉ sử dụng tươi mà còn được chế biến làm nước giải khát, mứt kẹo… Vào dịp Tết, mãng cầu Xiêm còn là loại trái cây rất có giá trị đặc biệt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ trong gia đình Việt Nam. Những năm gần đây ở ĐBSCL bà con nông dân trồng khá nhiều cây mãng cầu Xiêm tháp gốc bình bát, vì bình bát có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường ngập úng, mặn nhất là phèn, nên cây mãng cầu Xiêm tháp đã phát triển khá tốt ở những vùng đất khó canh tác mà không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.

Tuy nhiên thực tế cho thấy cây mãng cầu Xiêm tuy có nhiều bông nhưng tỷ lệ đậu trái thường rất kém, trái thường nhỏ và méo mó, có hình dáng không cân đối vì vậy giá trị thương phẩm không cao. Nguyên nhân là do quá trình tự thụ phấn của cây không được hoàn chỉnh, khi nhụy cái chín có thể thụ phấn được thì nhị đực chưa già, khi nhị đực chín thì nhụy cái đã héo không còn khả năng thụ phấn.

Hoa mãng cầu Xiêm khi trổ đầu chúi xuống, lúc nở cánh hoa chỉ mở he hé, nên gió và côn trùng khó có thể mang phấn từ hoa khác sang thụ phấn nên trái thường bị méo mó phát triển không cân đối. Nên phương pháp thụ phấn nhân tạo cho cây mãng cầu Xiêm là biện pháp tối ưu giúp cho trái nhiều và trái phát triển đều đặn, theo kinh nghiệm của nhà nông thì biện pháp thụ tinh nhân tạo cây mãng cầu Xiêm như sau:

Chọn hoa để lấy phấn: Chọn những hoa mọc ở đầu cành nhỏ, hoặc hoa có kích thước nhỏ để lấy phấn hoa vì những hoa này thường khó thụ phấn và trái dễ rụng hoặc trái không lớn. Quan sát thấy những hoa có 3 cánh hoa trong nở hơi lớn, hé mở 1 cánh hoa ra thấy các tiểu nhị có màu hơi đen nhạt, các tiểu nhị bắt đầu tách rời nhau thì có thể cắt để lấy phấn. Cắt hoa lấy phấn vào buổi chiều giữ trong hộp giấy, sáng hôm sau bẻ bỏ hết các cánh hoa rồi rũ nhẹ để cho các tiểu nhị rớt trên tờ giấy, dùng que có vấn bông gòn chà nhẹ trên tiểu nhị để tách hạt phấn ra khỏi túi phấn, thường 1 hoa lấy phấn đủ để thụ phấn cho từ 6 đến 8 hoa.

Chọn hoa để thụ phấn: Chọn những hoa mọc trên thân chính, cành lớn có cuống hoa to, kích thước lớn không bị sâu bệnh để thụ phấn. Khi thấy 3 cánh hoa trong nở he hé tức là nướm đã già, mở nhẹ ba cánh hoa trong để quan sát nếu thấy nướm nhụy cái tươm mật thì tiến hành thụ phấn.

Kỹ thuật thụ phấn: Kẹp chặt cuống hoa giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, dùng ngón cái mở nhẹ một cánh hoa ra, dùng que có vấn bông gòn chấm lên hạt phấn rồi phết nhẹ lên nướm nhụy cái nhẹ nhàng và đều tay, lập lại 3 lần như thế, trái sẽ phát triển đồng đều không bị méo mó.

Sau khi thụ phấn 4 đến 7 ngày thấy cuống hoa vẫn còn màu xanh và có lớn hơn có nghĩa là sự thụ phấn đã hoàn tất. Còn trường hợp hoa không thụ phấn cuống hoa sẽ có màu đen, héo khô rồi sau đó sẽ rụng. Thông thường từ khi hoa mãng cầu Xiêm được thụ phấn và bắt đầu tượng trái cho đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng nên có thể tính toán cho trái vào dịp Lễ, Tết để bán được giá cao. 

Ngoài biện pháp thụ phấn nhân tạo bổ sung cho cây mãng cầu Xiêm cần phối hợp biện pháp canh tác như bón phân lân để tăng khả năng đậu trái, phòng trị rệp sáp chích hút đọt lá, cuống trái và trái non làm cho trái phát triển kém hoặc biến dạng, trọng lượng trái giảm và phẩm chất trái kém. Khi phát hiện có rệp sáp dùng các lọai thuốc như: ADMIRE hay SUPRACIDE với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý ngưng sử dụng thuốc từ 7 đến 10 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Lê Trung

Số lần xem trang : 16882
Nhập ngày : 23-07-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  BỆNH TYLCV LÀ GÌ? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÀN KÉO GIEO THẲNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  QUẢN LÝ TỔNG HỢP LÚA CAO SẢN GIAI ĐOẠN CUỐI VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  DỊCH BỆNH GREENING HỦY HOẠI VƯỜN CÂY CÓ MÚI ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (13-02-2009)

  NHẬT BẢN: BIẾN PHÂN GIA SÚC THÀNH NHIÊN LIỆU CHẠY MÔTÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THỨC ĂN, CHUỒNG TRẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  Thu gom trứng - cách diệt ốc bươu vàng hiệu quả nhất (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

  LỢN RỪNG & NHỮNG ĐIỀU NGỘ NHẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007