ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trong nhóm cây ăn trái có múi vùng ĐBSCL thì cây cam sành giữ vị trí hàng đầu về tất cả các mặt: diện tích, sản lượng và giá trị hàng hóa.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình sản xuất cam sành nói riêng, các loài cây ăn quả có múi nói chung của nhiều tỉnh ở Nam bộ đang bị giảm sút nghiêm trọng do bệnh vàng lá (bao gồm cả vàng lá do greening và vàng lá do thối rễ) gây hại nặng nề mà chưa có thuốc phòng trị hữu hiệu. Nhiều vùng cam sành lớn có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn; một số nhà vườn do thua lỗ đã bỏ hoang hóa vườn cây không chăm sóc; một số vườn cam sành khác đang bị chặt bỏ để trồng cây ăn quả khác.
Kết quả khảo sát sơ bộ của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) tại các tỉnh vùng ĐBSCL mới đây cho thấy tình hình nhiễm bệnh greening rất cao, nhiều vườn cây có tỷ lệ bệnh từ 60-100% khiến cây bị chết khô. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại nặng mới chỉ cục bộ ở một số địa bàn xã, huyện chưa phổ biến đến mức phải công bố dịch. Do vậy, theo quan điểm của các nhà khoa học và ý kiến của các địa phương là các nhà vườn và bà con nông dân phải tìm cách “sống chung với bệnh vàng lá greening” bằng các giải pháp kỹ thuật mới.
Từ thực tế sản xuất đòi hỏi từ năm 2006 đến nay các cán bộ khoa học SOFRI đã tập trung nghiên cứu, xây dựng các mô hình thử nghiệm bằng các biện pháp tổng hợp để xây dựng nên qui trình trồng cam sành theo phương pháp mới (qui trình cải tiến) nhằm hạn chế sự lây lan và gây hại của bệnh greening đến mức thấp nhất. Theo Thạc sĩ Đoàn Hữu Tiến, cán bộ phòng Nghiên cứu thị trường (SOFRI), ngoài các khâu cơ bản như chọn, làm đất, lên liếp, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh… như qui trình truyền thống, qui trình cải tiến có áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp IPM và trồng ổi xen cam để xua đuổi rầy chổng cánh Diaphorina citri, một tác nhân truyền bệnh greening trên cam quýt rất nguy hiểm. Những biện pháp chủ yếu của qui trình cải tiến được nhấn mạnh bao gồm:
- Đối với các vườn trồng mới nên trồng cách ly các vườn cam quýt cũ, đặc biệt là các vườn đang bị nhiễm bệnh vàng lá greening, có trồng các đai rừng hoặc hàng cây khác loài làm hàng rào bảo vệ để ngăn ngừa sự di chuyển, lây truyền của rầy chổng cánh. Với những diện tích trồng lại trên các vườn cam cũ đã bị bệnh cần tiêu hủy hết nguồn bệnh, trồng cây khác cải tạo ít nhất 2 năm mới được trồng lại cam sành.
- Sử dụng giống sạch bệnh từ các cơ sở nhân giống được cấp phép của Sở NN-PTNT địa phương hoặc các cơ sở SX và kinh doanh giống có uy tín đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn cây giống sạch bệnh theo qui định của ngành nông nghiệp.
- Nên trồng ổi xen trong vườn cam theo tỉ lệ 1/1 (1 hàng ổi xen 1 hàng cam sành) với mật độ thưa hơn cách trồng truyền thống (100-120 cây cam + 100-120 cây ổi trong 1.000 m2), ổi trồng trước cam sành 6 tháng nhằm xua đuổi rầy chổng cánh ngay khi cây cam mới được trồng.
- Tăng cường lượng phân hữu cơ thay cho phân hóa học. Trong phòng trừ sâu bệnh, sử dụng các thuốc lưu dẫn ít độc (nhóm III) như: Confidor 100SL, Actara 25WG; thuốc lưu dẫn ít độc (nhóm IV) như Dantotsu 16 WSG. Tiến hành tạo tán lần đầu cho cả ổi lẫn cam sau trồng 6 tháng và lần 2 sau trồng 1 năm nhằm đảm bảo cho cây có khung tán cân đối, chắc chắn, hạ thấp chiều cao sẽ tăng được năng suất thu hoạch sau này cả ổi lẫn cam đồng thời tăng khả năng phòng chống bệnh greening thông qua việc ngăn ngừa sự lây lan của rầy chổng cánh.
Thực tế kiểm tra các mô hình trồng cam sành theo phương pháp cải tiến kết hợp IPM và trồng xen ổi tại 2 tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang trong 3 năm qua cho thấy kết quả rất khả quan: hầu hết các vườn cam sành trồng theo phương pháp cải tiến có xen ổi đều hoàn toàn sạch bệnh vàng lá greening và không có rầy chổng cánh trong khi các vườn đối chứng vẫn bị bệnh gây hại nặng ngay cả khi cây mới trồng lại 2-3 năm tuổi đang có nguy cơ bị chặt bỏ. Cây ổi sau trồng 1 năm đã bắt đầu cho thu nhập với mức từ 10-12 triệu đồng/công/năm. Cây cam sau trồng 2 năm đã bắt đầu cho thu bói, quả sai, chất lượng tốt và đặc biệt là hoàn toàn sạch bệnh greening. Mô hình trồng cam sành cải tiến kết hợp IPM và trồng xen ổi thực sự đã thành công, đang được các nhà khoa học SOFRI tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho hợp lý để đưa ra khuyến cáo nhân rộng phục vụ sản xuất trong thời gian tới.
Công Hào Số lần xem trang : 16804 Nhập ngày : 23-07-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam GIỐNG CÀ CHUA CAO SẢN I-66 (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010) NUÔI CHỒN ĐỂ THU CÀ PHÊ CHỒN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2010) (29-06-2010) Chọn đất và phân bón hữu cơ - Yếu tố quyết định trong trồng bưởi (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010) SX phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2010) (29-06-2010) VƯỜN CÂY ĂN TRÁI... HÁI RA TIỀN (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005) Vĩnh Long: Bội thu nhờ giống lúa kháng phèn mặn (Báo NNVN - Số ra ngày 21/6/2010) (11-11-2005) NGƯỜI DAO NUÔI NHÍM LÀM GIÀU (Báo NNVN - Số ra ngày 17/6/2010) (11-11-2005) TRỒNG CHANH... XÂY BIỆT THỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2010) (11-11-2005) BẢO QUẢN RAU BẰNG CÔNG NGHỆ MAP (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2010) (11-11-2005) XÁC ĐỊNH ĐỘ PH TRONG NUÔI TÔM, CÁ NƯỚC NGỌT (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2010)(10-11-2005) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|